Hôm nay, tất cả đại chúng cùng sám hối trong đạo tràng này, từ lúc mở đầu cho đến nay đây, nhờ sự qui y Tam bảo mà biết có chỗ chí đức khả dĩ y cứ, nhờ sự diệt trừ nghi hoặc và sự chí thành sám hối mà thắc mắc và tội lỗi đều loại bỏ, nhờ sự phát bồ đề tâm mà khuyến cáo và tưởng lệ đều thi hành, nhờ sự giải tỏa oán kết mà thanh thoát vô ngại : như vậy mà ai nấy không vui mừng được sao.
Nhưng cái điều tự mừng cho mình được, ở đây, nên diễn tả ý nghĩa của nó. Kinh nói có tám tai nạn, là đọa địa ngục, đọa ngạ quỉ, đọa súc sinh, sinh biên địa, sinh cõi trời Trường thọ, dẫu được làm người mà bịnh tật đủ thứ, hoặc sinh vào nhà tà kiến, hoặc sinh trước hay sau Phật. Vì tám tai nạn ấy mà chúng sinh không thể thoát khỏi sinh tử luân hồi. Ngày nay, chúng ta cùng nhau được sinh vào thời kỳ tượng pháp của Phật, tuy không gặp Ngài, nhưng sự vui mừng còn nhiều lắm. Từ ngữ tai nạn chỉ là cái tội của tâm. Tâm mà nghi hoặc thì không phải tai nạn cũng biến thành tai nạn, tâm không nghi hoặc thì tai nạn cũng hóa thành không phải tai nạn. Làm sao biết được điềuđó? Thí dụ, tai nạn thứ tám nói rằng sinh trước hay sau Phật nên gọi là tai nạn, nhưng câu chuyện bà già phía đông hoàng thành là kẻ sinh nhằm đời Phật, suốt đời ở chung một xứ với Phật, vậy mà vẫn không thấy Ngài. Do đó mà biết hễtâm nghi hoặc mới là tai nạn, vị tất sinh khác đời Phật mà gọi là tai nạn hết thảy. Câu chuyện ma vương Ba tuần vì ác ý nên phải đọa địa ngục khi đang sống, còn câu chuyện Long nữ nghe pháp là ngộ đạo liền, như vậy bất tất phải sinh trong loài người và loài trời mới cho rằng không phải tai nạn. Tâm mà ác thì ở đâu và lúc nào quả báo cũng không khác nhau. Sáu tầng trời thuộc dục giới tuy sang cả mà kết cuộc lại rơi xuống địa ngục, còn súc sinh như Long nữ tuy kém hèn mà vượt bậc, bước ngay lên trường giác ngộ. Như vậy đủ biết tâm tà thì tai nạn nhỏ biến thành tai nạn lớn, tâm chính thì tai nạn lớn lại hóa ra vô ngại.
Hôm nay, tất cả đại chúng cùng sám hối trong đạo tràng này, phải biết chính vì tâm mình chướng ngại nên đụng đâu cũng thành tai nạn. Tâm mà chân chính được thì tai nạn không còn là tai nạn nữa. Nội một điều đó cũng đủ để ở đâu và lúc nào cũng tuân theo được cả. Nên trước Phật hay sau Phật đều như thời kỳ chánh pháp, súc sinh hay biên địa đều là nơi chỗhành đạo. Tâm mà chân chính thì tám nạn không thành vấn đề, tâm mà nghi hoặc thì tai nạn hóa ra vô số. Như vậy, những điều có thể tự mừng cho mình, thực sựkhông ít. Vì là sự dụng hằng ngày nên đại chúng khó thấy hiệu năng của nhữngđiều ấy. Nay xin trình bày một cách tổng quát theo chỗ thiển kiến để nêu lên những điều đáng tự mừng cho mình. Vì lẽ nếu biết được những điều đáng tự mừng cho mình thì lại cảm thấy càng phải phấn khởi hơn lên trong việc tu luyện cái tâm siêu việt thế gian. Những điều đáng tự mừng cho mình là gì? Phật dạy địa ngục khó thoát, vậy mà ngày nay chúng ta đã thoát khỏi cái khổ dữ dội ấy : đó là điều đáng tự mừng số một. Ngạ quỉ khó khỏi, vây mà ngày nay chúng ta đã giã từ nỗi khổ bi thảm ấy : đó là điều đáng tự mừng thứ hai. Súc sinh khó tránh, vây mà ngày nay chúng ta đã hết chịu tội báo của loài ấy: đó là điều đáng tự mừng thứ ba. Sinh ở biên địa là nhân nghĩa cũng không biết, vậy mà ngày nay chúng tađược ở trung quốc là nơi đạo pháp lưu hành và chúng ta lại được đích thân tiếp nhận diệu chỉ của đạo pháp ấy: đó là điều đáng tự mừng thứ tư. Sinh cõi trời Trường thọ thì hết biết gieo trồng phước đức, vậy mà ngày nay chúng ta lại được gieo trồng hạt giống tốt đẹp của phước đức ấy: đó là điều đáng tự mừng thứ năm. Thân người khó được, nhưng một khi mất đi thì rất khó mà hy vọng phục hồi, vậy mà ngày nay chúng ta ai nấy đều có được thân thể loài người: đó là điều đáng tựmừng thứ sáu. Sáu giác quan không hoàn bị thì hết dự được vào việc lành, vậy mà ngày nay chúng ta đã được sự minh mẫn của sáu giác quan ấy và cùng hướng vào chánh pháp sâu xa : đó là điều đáng tự mừng thứ bảy. Thế trí biện bác thông minh là đảo lại thành ra một thứ tai nạn, vậy mà ngày nay chúng ta lại nhất tâm qui hướng, y cứ vào chánh pháp mà thôi: đó là điều đáng tự mừng thứ tám. Trước Phật hay sau Phật gọi là tai nạn, hơn nữa, đồng thời với Phật mà lại không được diện kiến tôn nhan của Ngài, điềuấy thật là một tai nạn lớn lao. Nhưng ngày nay chúng ta đã có thể phát đại thiện nguyện, là từ nay cho đến ngày cùng tận biên cương của thì gian, thề cứu vớt chúng sinh. Như vậy thì không còn cho cái việc không thấy Phật là một tai nạn nữa. Chỉ cần được nhìn thánh tượng của Ngài một lát hay được nghe chánh pháp của Ngài một lần, là cũng như người xưa đã trực tiếp thấy và nghe Phật vận chuyển bánh xe chánh pháp lần đầu tiên tại vườn Lộc uyển. Vì lẽ việc quí ở chỗdiệt tội sinh phước. Như vậy không nên cho sự không thấy Phật là một tai nạn. Do đó, Phật dạy thấy Phật là việc rất khó, nhưng ngày nay chúng ta đang được chiêm ngưỡng thánh tượng của Ngài: đó là điều đáng tự mừng thứ chín.
Phật nói nghe được Phật pháp là việc càng khó hơn, vậy mà ngày nay chúng ta đã được hấp thụ "cam lộ vị" : đó làđiều đáng tự mừng thứ mười. Phật dạy xuất gia là việc rất khó, vậy mà ngày nay chúng ta đã cùng nhau từ biệt thân thuộc, cắt bỏ ân ái, qui hướng nhập đạo: đó là điều đáng tự mừng thứ mười một. Phật dạy tự lợi thì dễ, lợi tha mới khó, vậy mà ngày nay chúng ta dầu một chiêm ngưỡng hay một lễ bái đều khắp vì hồi hướng cho hết thảy mười phương: đó là điều đáng tự mừng thứ mười hai. Phật dạy nhẫn khổ chịu nhọc là việc rất khó, vậy mà ngày nay chúng ta ai nấy đều tự nỗ lực một cách chân thành mà làm lành một cách không nản: đó là điều đáng tự mừng thứmười ba. Phật dạy được đọc tụng khế kinh là việc rất khó, vậy mà ngày nay chúng ta luôn luôn được mở mà xem mà tụng: đó là điều đáng tự mừng thứ mười bốn. Phật dạy ngồi Thiền được là việc rất khó, vậy mà ngày nay chúng ta vẫn hiện có những người đình chỉ vọng tưởng,chuyên nhất tâm trí: đó là điều đáng tự mừng thứ mười lăm. Hôm nay, tất cả đại chúng cùng sám hối trong đạo tràng này, đã thấy những việc đáng tự mừng cho mình thật không phải ít, không phải sự trình bày kém cỏi nêu lên hết được. Con người ở đời khổ nhiều vui ít. Một chút vui mừng còn không thể có cho hả dạ, huống chi chúng ta lại có quá nhiều những điều vô ngại. Nhữngđiều ấy mà có được, phải là nhờ oai lực mười phương Tam bảo. Để hoài niệm ânđức ấy, đại chúng hãy khuynh tận lòng chí thành, đồng một nỗi thống thiết, gieo xuống đất tất cả năm bộ phận của cơ thể, phụng vì quốc chúa, tổ quốc, nhân dân, phụng vì cha mẹ, sư trưởng, phụng vì các vị thượng tọa, trung tọa và hạ tọa, phụng vì thí chủ, bạn hiền, bạn ác, phụng vì chư thiên, chư tiên, bốn vị thiên vương hộ vệ thế gian, các vị thiện thần thông minh chính trực ở trên trời, ởmặt đất hay ở trong không, các vị long vương và long thần tám bộ hộ vệ những kẻlàm lành, trừng trị những kẻ làm ác và hộ vệ những người thọ trì kinh chú, các vị đại ma, đại ma vương, ma vương, các vị diêm vương, chúa ngục, và tất cảthuộc hạ của họ, rộng ra, phụng vì tam giới lục đạo, vô cùng vô tận hết thảy các loài có tâm thức giác tánh, mà chí thành qui y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận không giới. Nguyện xin Tam bảo đem tâm đại từ bi mà đồng gia nhiếp thọ, đem thần lực siêu việt mà che chở cứu vớt, làm cho hết thảy và tất cả, từ nay sắp đi, vượt bể sinh tử mà đến bờ bên kia, hạnh nguyện sớm đủ để đồng lên thập địa, nhập Kim cang tâm mà thành Chánh biến giác.
(Lương Hoàng Sám - H.T Trí Quang dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét