Hôm nay (30/1), Nguyễn Trung Hiếu (lớp 11 chuyên Lý THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) bay sang Mỹ du học trường Besant Hill, đặt nền móng cho ước mơ trở thành kỹ sư ngành y sinh học.
Thầy dạy Địa Vũ Quốc Lịch, người giới thiệu bài văn viết về đồng tiền của Nguyễn Trung Hiếu đến độc giả đã rất xúc động khi học trò đến từ biệt trước khi lên đường du học. Thầy Lịch đã viết lại đoạn kết có hậu của Hiếu, VnExpress xin giới thiệu nguyên văn bài viết này.
Chiều muộn ngày 28/1, tức mùng 6 Tết Nhâm Thìn, trời Hà Nội lạnh giá, mưa nặng hạt. Có lẽ chỉ ai có công việc cần kíp lắm mới ra đường. Các nhà ven đường đóng cửa im ỉm để tránh gió mùa đông bắc. Tôi nghe tiếng gõ cửa và ra đón khách. Người khách hôm nay, học sinh của tôi nhưng giờ là người “nổi tiếng”, là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của thủ đô năm 2011.
Em cùng gia đình đến nói lời cảm ơn với tôi và chào tôi để ngày 30/1 bay sang Mỹ du học.
Em chính là Nguyễn Trung Hiếu sinh năm 1995, học sinh lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng đã luôn biết vươn lên trong học tập. Bước ngoặt cuộc đời của em chính là từ bài văn nghị luận viết về giá trị của đồng tiền, trong đó em đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
Đọc bài văn tôi nhận thấy giá trị nhân văn lớn trong đó. Cảm thông gia cảnh của em, ngày 6/11/2011, tôi đã viết bài giới thiệu bài văn của Hiếu trên báo để những giá trị nhân văn lấp lánh trong bài văn của em đến được với mọi người và hy vọng bạn đọc sẽ chia sẻ một phần những khó khăn của gia đình em.
Vượt qua kỳ vọng của tôi, hàng chục báo đã đăng tải lại bài viết này. Hiếu đã nhận được sự chia sẻ cả về tinh thần và vật chất của đông đảo bạn đọc và các nhà hảo tâm trên cả nước, trong đó có cả chính khách như Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Thành đoàn Hà Nội đánh giá bài văn của Hiếu “là một thông điệp sống, gạt bỏ, đẩy lùi sự ích kỷ, nhân lên tình thương yêu, vị tha và trách nhiệm, có tác dụng thức tỉnh nhiều bạn trẻ chưa nhận diện đúng giá trị của đồng tiền đối với cuộc sống”. Bài văn của em được Thành đoàn Hà Nội sử dụng làm tài liệu sinh hoạt Đoàn.
Hiếu lọt vào danh sách 10 gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2011 do Thành đoàn Hà Nội bầu chọn và làm lễ vinh danh tổ chức vào 31/12/2011 tại quảng trường Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ba Đình lịch sử.
Hiếu vẫn nuôi hy vọng sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ được du học. Mơ ước của em nay đã thành hiện thực. Từ thông tin trên báo chí, tiến sĩ Mark Ashwill Ashwill nhà sáng lập và điều hành Capstone Việt Nam, công ty phát triển nguồn nhân lực có trụ sở tại Hà Nội đã viết bài giới thiệu “câu chuyện của Hiếu” (Hieu’s Story) kêu gọi mọi người hãy đọc bài văn của Hiếu, hãy khóc, và hãy để cho bài viết ấy truyền cảm hứng và năng lượng; rồi hãy lên kế hoạch cho những bước tiếp theo của các bạn và hành động. Trên trang web chính thức của công ty, ông đã cho để nguyên đường link dẫn tới bản dịch Tiếng Anh, bản gốc Tiếng Việt của bài báo tôi viết giới thiệu bài văn của Hiếu.
Tháng 11/2011, Capstone Việt Nam phối hợp với Linden Boarding School Tours đã tổ chức triển lãm các trường nội trú quốc tế tại Hà Nội. Tham gia cuộc triển lãm này có 4 trường của Canada và 11 trường học của Mỹ. Ông Randy Bertin, Hiệu trưởng trường Besant Hill, một trường nội trú tại thành phố Ojai, bang California, đã bày tỏ sự quan tâm đến trường hợp của Hiếu. Bà Terra Furguiel, Giám đốc Tuyển sinh và Hỗ trợ Tài chính của trường Besant Hill cũng đã đồng tình với quyết định của ông Randy Bertin là tặng Hiếu học bổng 3 năm trung học.
Hiếu không phải là học sinh Việt Nam đầu tiên nhập học ở trường Besant Hill, nhưng là học sinh đầu tiên đến từ Hà Nội và cũng là học sinh đầu tiên đến từ trường Hà Nội - Amsterdam. Sang Mỹ, Hiếu dự định sau khi tốt nghiệp trung học, em sẽ cố gắng tìm kiếm học bổng để tiếp tục học lên đại học, thực hiện ước mơ theo học ngành kỹ sư y sinh học để giúp đỡ không chỉ mẹ (người phải chạy thận hàng tuần) hay những người tàn tật, mà còn cả những người đang phải đấu tranh với căn bệnh nan y như ung thư hay AIDS.
Capstone Việt Nam đã chi trả toàn bộ chi phí đăng ký xin visa và phí SEVIS, tiền vé máy bay cho Hiếu. Tiến sĩ̃ Mark Ashwill Ashwill cũng đã vận động và được một số nhà hảo tâm như Tom Leckinger, Greet Provoost - Giám đốc Chương trình Quốc tế - ĐH Mississippi (The University of Mississippi); Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành AmCham - Hà Nội; và Cindy Epperson, Giáo sư Xã hội học/Nghiên cứu Toàn cầu và Điều phối viên Chương trình Hợp tác Quốc tế - Cao Đẳng Cộng Đồng St. Louis – Meramec… cùng với công ty của ông cam kết tài trợ mọi chi phí sinh hoạt trong quá trình học tập tại Mỹ của Hiếu.
Tiến sĩ Mark Ashwill Ashwill cho biết: "Tôi thật sự ngưỡng mộ Hiếu, người đã vượt qua rất nhiều khó khăn khi còn rất nhỏ và luôn say mê giúp đỡ người khác. Cậu bé thực sự là nguồn cảm hứng và là hình mẫu cho giới trẻ. Chúng ta, bằng mọi cách (không chỉ về tiền bạc), phải hành động nhiều hơn nữa để giúp đỡ những người trẻ tuổi như thế. Việt Nam và thế giới thực sự cần nhiều người như Hiếu. Chúc Hiếu sẽ đạt được nhiều thành công trong học tập và cuộc sống trên đất Mỹ. Tôi tin em sẽ biết cách tận dụng tối đa cơ hội tuyệt vời này".
Vâng, đây là một đoạn kết có hậu mà tôi khi viết bài giới thiệu bài văn của Hiếu cũng không thể ngờ đến. Xin cảm ơn tiến sĩ Mark Ashwill Ashwill và chúc Nguyễn Trung Hiếu ngày mai sẽ lên đường “thượng lộ bình an”, nỗ lực hết mình để đạt thành công như bao người kỳ vọng.
Vũ Quốc Lịch
Chiều muộn ngày 28/1, tức mùng 6 Tết Nhâm Thìn, trời Hà Nội lạnh giá, mưa nặng hạt. Có lẽ chỉ ai có công việc cần kíp lắm mới ra đường. Các nhà ven đường đóng cửa im ỉm để tránh gió mùa đông bắc. Tôi nghe tiếng gõ cửa và ra đón khách. Người khách hôm nay, học sinh của tôi nhưng giờ là người “nổi tiếng”, là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của thủ đô năm 2011.
Em cùng gia đình đến nói lời cảm ơn với tôi và chào tôi để ngày 30/1 bay sang Mỹ du học.
Em chính là Nguyễn Trung Hiếu sinh năm 1995, học sinh lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng đã luôn biết vươn lên trong học tập. Bước ngoặt cuộc đời của em chính là từ bài văn nghị luận viết về giá trị của đồng tiền, trong đó em đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
Đọc bài văn tôi nhận thấy giá trị nhân văn lớn trong đó. Cảm thông gia cảnh của em, ngày 6/11/2011, tôi đã viết bài giới thiệu bài văn của Hiếu trên báo để những giá trị nhân văn lấp lánh trong bài văn của em đến được với mọi người và hy vọng bạn đọc sẽ chia sẻ một phần những khó khăn của gia đình em.
Vượt qua kỳ vọng của tôi, hàng chục báo đã đăng tải lại bài viết này. Hiếu đã nhận được sự chia sẻ cả về tinh thần và vật chất của đông đảo bạn đọc và các nhà hảo tâm trên cả nước, trong đó có cả chính khách như Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Thành đoàn Hà Nội đánh giá bài văn của Hiếu “là một thông điệp sống, gạt bỏ, đẩy lùi sự ích kỷ, nhân lên tình thương yêu, vị tha và trách nhiệm, có tác dụng thức tỉnh nhiều bạn trẻ chưa nhận diện đúng giá trị của đồng tiền đối với cuộc sống”. Bài văn của em được Thành đoàn Hà Nội sử dụng làm tài liệu sinh hoạt Đoàn.
Hiếu lọt vào danh sách 10 gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2011 do Thành đoàn Hà Nội bầu chọn và làm lễ vinh danh tổ chức vào 31/12/2011 tại quảng trường Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ba Đình lịch sử.
Hiếu vẫn nuôi hy vọng sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ được du học. Mơ ước của em nay đã thành hiện thực. Từ thông tin trên báo chí, tiến sĩ Mark Ashwill Ashwill nhà sáng lập và điều hành Capstone Việt Nam, công ty phát triển nguồn nhân lực có trụ sở tại Hà Nội đã viết bài giới thiệu “câu chuyện của Hiếu” (Hieu’s Story) kêu gọi mọi người hãy đọc bài văn của Hiếu, hãy khóc, và hãy để cho bài viết ấy truyền cảm hứng và năng lượng; rồi hãy lên kế hoạch cho những bước tiếp theo của các bạn và hành động. Trên trang web chính thức của công ty, ông đã cho để nguyên đường link dẫn tới bản dịch Tiếng Anh, bản gốc Tiếng Việt của bài báo tôi viết giới thiệu bài văn của Hiếu.
Tháng 11/2011, Capstone Việt Nam phối hợp với Linden Boarding School Tours đã tổ chức triển lãm các trường nội trú quốc tế tại Hà Nội. Tham gia cuộc triển lãm này có 4 trường của Canada và 11 trường học của Mỹ. Ông Randy Bertin, Hiệu trưởng trường Besant Hill, một trường nội trú tại thành phố Ojai, bang California, đã bày tỏ sự quan tâm đến trường hợp của Hiếu. Bà Terra Furguiel, Giám đốc Tuyển sinh và Hỗ trợ Tài chính của trường Besant Hill cũng đã đồng tình với quyết định của ông Randy Bertin là tặng Hiếu học bổng 3 năm trung học.
Hiếu không phải là học sinh Việt Nam đầu tiên nhập học ở trường Besant Hill, nhưng là học sinh đầu tiên đến từ Hà Nội và cũng là học sinh đầu tiên đến từ trường Hà Nội - Amsterdam. Sang Mỹ, Hiếu dự định sau khi tốt nghiệp trung học, em sẽ cố gắng tìm kiếm học bổng để tiếp tục học lên đại học, thực hiện ước mơ theo học ngành kỹ sư y sinh học để giúp đỡ không chỉ mẹ (người phải chạy thận hàng tuần) hay những người tàn tật, mà còn cả những người đang phải đấu tranh với căn bệnh nan y như ung thư hay AIDS.
Capstone Việt Nam đã chi trả toàn bộ chi phí đăng ký xin visa và phí SEVIS, tiền vé máy bay cho Hiếu. Tiến sĩ̃ Mark Ashwill Ashwill cũng đã vận động và được một số nhà hảo tâm như Tom Leckinger, Greet Provoost - Giám đốc Chương trình Quốc tế - ĐH Mississippi (The University of Mississippi); Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành AmCham - Hà Nội; và Cindy Epperson, Giáo sư Xã hội học/Nghiên cứu Toàn cầu và Điều phối viên Chương trình Hợp tác Quốc tế - Cao Đẳng Cộng Đồng St. Louis – Meramec… cùng với công ty của ông cam kết tài trợ mọi chi phí sinh hoạt trong quá trình học tập tại Mỹ của Hiếu.
Tiến sĩ Mark Ashwill Ashwill cho biết: "Tôi thật sự ngưỡng mộ Hiếu, người đã vượt qua rất nhiều khó khăn khi còn rất nhỏ và luôn say mê giúp đỡ người khác. Cậu bé thực sự là nguồn cảm hứng và là hình mẫu cho giới trẻ. Chúng ta, bằng mọi cách (không chỉ về tiền bạc), phải hành động nhiều hơn nữa để giúp đỡ những người trẻ tuổi như thế. Việt Nam và thế giới thực sự cần nhiều người như Hiếu. Chúc Hiếu sẽ đạt được nhiều thành công trong học tập và cuộc sống trên đất Mỹ. Tôi tin em sẽ biết cách tận dụng tối đa cơ hội tuyệt vời này".
Vâng, đây là một đoạn kết có hậu mà tôi khi viết bài giới thiệu bài văn của Hiếu cũng không thể ngờ đến. Xin cảm ơn tiến sĩ Mark Ashwill Ashwill và chúc Nguyễn Trung Hiếu ngày mai sẽ lên đường “thượng lộ bình an”, nỗ lực hết mình để đạt thành công như bao người kỳ vọng.
Em cùng gia đình đến nói lời cảm ơn với tôi và chào tôi để ngày 30/1 bay sang Mỹ du học.
Em chính là Nguyễn Trung Hiếu sinh năm 1995, học sinh lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng đã luôn biết vươn lên trong học tập. Bước ngoặt cuộc đời của em chính là từ bài văn nghị luận viết về giá trị của đồng tiền, trong đó em đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
Đọc bài văn tôi nhận thấy giá trị nhân văn lớn trong đó. Cảm thông gia cảnh của em, ngày 6/11/2011, tôi đã viết bài giới thiệu bài văn của Hiếu trên báo để những giá trị nhân văn lấp lánh trong bài văn của em đến được với mọi người và hy vọng bạn đọc sẽ chia sẻ một phần những khó khăn của gia đình em.
Vượt qua kỳ vọng của tôi, hàng chục báo đã đăng tải lại bài viết này. Hiếu đã nhận được sự chia sẻ cả về tinh thần và vật chất của đông đảo bạn đọc và các nhà hảo tâm trên cả nước, trong đó có cả chính khách như Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Thành đoàn Hà Nội đánh giá bài văn của Hiếu “là một thông điệp sống, gạt bỏ, đẩy lùi sự ích kỷ, nhân lên tình thương yêu, vị tha và trách nhiệm, có tác dụng thức tỉnh nhiều bạn trẻ chưa nhận diện đúng giá trị của đồng tiền đối với cuộc sống”. Bài văn của em được Thành đoàn Hà Nội sử dụng làm tài liệu sinh hoạt Đoàn.
Hiếu lọt vào danh sách 10 gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2011 do Thành đoàn Hà Nội bầu chọn và làm lễ vinh danh tổ chức vào 31/12/2011 tại quảng trường Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ba Đình lịch sử.
Hiếu vẫn nuôi hy vọng sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ được du học. Mơ ước của em nay đã thành hiện thực. Từ thông tin trên báo chí, tiến sĩ Mark Ashwill Ashwill nhà sáng lập và điều hành Capstone Việt Nam, công ty phát triển nguồn nhân lực có trụ sở tại Hà Nội đã viết bài giới thiệu “câu chuyện của Hiếu” (Hieu’s Story) kêu gọi mọi người hãy đọc bài văn của Hiếu, hãy khóc, và hãy để cho bài viết ấy truyền cảm hứng và năng lượng; rồi hãy lên kế hoạch cho những bước tiếp theo của các bạn và hành động. Trên trang web chính thức của công ty, ông đã cho để nguyên đường link dẫn tới bản dịch Tiếng Anh, bản gốc Tiếng Việt của bài báo tôi viết giới thiệu bài văn của Hiếu.
Tháng 11/2011, Capstone Việt Nam phối hợp với Linden Boarding School Tours đã tổ chức triển lãm các trường nội trú quốc tế tại Hà Nội. Tham gia cuộc triển lãm này có 4 trường của Canada và 11 trường học của Mỹ. Ông Randy Bertin, Hiệu trưởng trường Besant Hill, một trường nội trú tại thành phố Ojai, bang California, đã bày tỏ sự quan tâm đến trường hợp của Hiếu. Bà Terra Furguiel, Giám đốc Tuyển sinh và Hỗ trợ Tài chính của trường Besant Hill cũng đã đồng tình với quyết định của ông Randy Bertin là tặng Hiếu học bổng 3 năm trung học.
Hiếu không phải là học sinh Việt Nam đầu tiên nhập học ở trường Besant Hill, nhưng là học sinh đầu tiên đến từ Hà Nội và cũng là học sinh đầu tiên đến từ trường Hà Nội - Amsterdam. Sang Mỹ, Hiếu dự định sau khi tốt nghiệp trung học, em sẽ cố gắng tìm kiếm học bổng để tiếp tục học lên đại học, thực hiện ước mơ theo học ngành kỹ sư y sinh học để giúp đỡ không chỉ mẹ (người phải chạy thận hàng tuần) hay những người tàn tật, mà còn cả những người đang phải đấu tranh với căn bệnh nan y như ung thư hay AIDS.
Capstone Việt Nam đã chi trả toàn bộ chi phí đăng ký xin visa và phí SEVIS, tiền vé máy bay cho Hiếu. Tiến sĩ̃ Mark Ashwill Ashwill cũng đã vận động và được một số nhà hảo tâm như Tom Leckinger, Greet Provoost - Giám đốc Chương trình Quốc tế - ĐH Mississippi (The University of Mississippi); Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành AmCham - Hà Nội; và Cindy Epperson, Giáo sư Xã hội học/Nghiên cứu Toàn cầu và Điều phối viên Chương trình Hợp tác Quốc tế - Cao Đẳng Cộng Đồng St. Louis – Meramec… cùng với công ty của ông cam kết tài trợ mọi chi phí sinh hoạt trong quá trình học tập tại Mỹ của Hiếu.
Tiến sĩ Mark Ashwill Ashwill cho biết: "Tôi thật sự ngưỡng mộ Hiếu, người đã vượt qua rất nhiều khó khăn khi còn rất nhỏ và luôn say mê giúp đỡ người khác. Cậu bé thực sự là nguồn cảm hứng và là hình mẫu cho giới trẻ. Chúng ta, bằng mọi cách (không chỉ về tiền bạc), phải hành động nhiều hơn nữa để giúp đỡ những người trẻ tuổi như thế. Việt Nam và thế giới thực sự cần nhiều người như Hiếu. Chúc Hiếu sẽ đạt được nhiều thành công trong học tập và cuộc sống trên đất Mỹ. Tôi tin em sẽ biết cách tận dụng tối đa cơ hội tuyệt vời này".
Vâng, đây là một đoạn kết có hậu mà tôi khi viết bài giới thiệu bài văn của Hiếu cũng không thể ngờ đến. Xin cảm ơn tiến sĩ Mark Ashwill Ashwill và chúc Nguyễn Trung Hiếu ngày mai sẽ lên đường “thượng lộ bình an”, nỗ lực hết mình để đạt thành công như bao người kỳ vọng.
Vũ Quốc Lịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét