Là con người, tất cả chúng ta đều có khả năngđem đến hạnh phúc và thương yêu cho người khác, và chúng ta cũng có khả năng gây khổ đau cho kẻ khác. Khả năng đem lại thương yêu hay tạo ra khổ đau này có mặt trong mỗi chúng ta.
Nếu chúng ta muốn hạnh phúc, thì điều quan trọng là phải biết nỗ lực phát triển những mặt tích cực và hữu ích trong mỗi chúng ta và kiên quyết đoạn trừ những thứ tiêu cực. Khi làm những việc tiêu cực, chẳng hạn như trộm cắp và nói dối, có thể đôi khi nó mang lại cho ta một vài cảm giác thoả mãn ngắn ngủi nào đó, nhưng về sau sẽ là khổ đau lâu dài. Những hành động tích cực luôn mang đến cho chúng ta sức mạnh nội tâm. Với sức mạnh nội tâm, chúng ta sẽ ít sợ hãi và có nhiều tự tin, dễ dàng mở lòng ra với người khác mà không có bất kỳ chướng ngại nào, dù đó là chướng ngại tôn giáo, văn hoá hay bất cứ thứ chướng ngại gì. Nhưvậy, nhận ra khả năng của chúng ta cả ở mặt tốt lẫn mặt xấu, rồi quán sát và phân tích một cách cẩn thận là điều tối quan trọng. Tôi gọi điều như vậy là sựphát triển giá trị con người. Mối quan tâm chính của tôi là luôn tìm cách phát triển hiểu biết về giá trị sâu xa nơi con người. Giá trị đó là lòng thương yêu, là sự quan tâm và tận tâm. Không cần biết tôn giáo của bạn là gì, và cho dù bạn là một người có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, mà thiếu nó bạn không thểhạnh phúc được.
Từ ái
Từ ái và một tấm lòng độ lượng tạo nên nền mống căn bản cho sự thành công của chúng ta trong đời này, sự tiến bộ của chúng ta trên con đường tâm linh, và việc thực hiện nguyện vọng tối hậu của chúng ta: chứng đạt giác ngộ viên mãn. Do đó, từ ái và một tấm lòng độ lượng không chỉ quan trọng ở giai đoạn bắt đầu mà ở cả giai đoạn giữa và khi kết thúc. Sự cần thiết và giá trị của chúng không giới hạn ở bất kỳ thời gian, không gian, xã hội hay văn hoá riêng biệt nào.
Nếu chúng ta muốn hạnh phúc, thì điều quan trọng là phải biết nỗ lực phát triển những mặt tích cực và hữu ích trong mỗi chúng ta và kiên quyết đoạn trừ những thứ tiêu cực. Khi làm những việc tiêu cực, chẳng hạn như trộm cắp và nói dối, có thể đôi khi nó mang lại cho ta một vài cảm giác thoả mãn ngắn ngủi nào đó, nhưng về sau sẽ là khổ đau lâu dài. Những hành động tích cực luôn mang đến cho chúng ta sức mạnh nội tâm. Với sức mạnh nội tâm, chúng ta sẽ ít sợ hãi và có nhiều tự tin, dễ dàng mở lòng ra với người khác mà không có bất kỳ chướng ngại nào, dù đó là chướng ngại tôn giáo, văn hoá hay bất cứ thứ chướng ngại gì. Nhưvậy, nhận ra khả năng của chúng ta cả ở mặt tốt lẫn mặt xấu, rồi quán sát và phân tích một cách cẩn thận là điều tối quan trọng. Tôi gọi điều như vậy là sựphát triển giá trị con người. Mối quan tâm chính của tôi là luôn tìm cách phát triển hiểu biết về giá trị sâu xa nơi con người. Giá trị đó là lòng thương yêu, là sự quan tâm và tận tâm. Không cần biết tôn giáo của bạn là gì, và cho dù bạn là một người có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, mà thiếu nó bạn không thểhạnh phúc được.
Từ ái
Từ ái và một tấm lòng độ lượng tạo nên nền mống căn bản cho sự thành công của chúng ta trong đời này, sự tiến bộ của chúng ta trên con đường tâm linh, và việc thực hiện nguyện vọng tối hậu của chúng ta: chứng đạt giác ngộ viên mãn. Do đó, từ ái và một tấm lòng độ lượng không chỉ quan trọng ở giai đoạn bắt đầu mà ở cả giai đoạn giữa và khi kết thúc. Sự cần thiết và giá trị của chúng không giới hạn ở bất kỳ thời gian, không gian, xã hội hay văn hoá riêng biệt nào.
Như vậy, chúng ta cần lòng từ ái và yêu thương không phải chỉ để sống, mà vì chúng còn là nguồn gốc thành công tối hậu ở trong đời. Những lề lối suy nghĩích kỷ không chỉ làm hại kẻ khác, mà còn ngăn chặn chính hạnh phúc mà bản thân chúng ta mong muốn.
Phát triển lòng từ bi
Trước khi chúng ta có thể làm phát sinh lòng từ bi thì điều quan trọng chúng ta phải hiểu rõ lòng từ bi là gì. Nói một cách đơn giản, từ bi là những ý nghĩ và tư tưởng tích cực, chúng làm phát sinh những điều cần thiết trong đời sống nhưhy vọng, lòng quả cảm, sự quyết tâm và sức mạnh nội tâm. Trong truyền thống Phật giáo, từ bi được hiểu ở hai phương diện trong cùng một vấn đề: từ là mong muốn cho kẻ khác được thoát khổ; bi là giúp họ có được hạnh phúc.
Vấn đề tiếp theo cần biết là có thể phát triển được lòng từ bi hay không. Nói cách khác, có cách thức nào để nhờ đó những phẩm tính này của tâm có thể được tăng trưởng và loài trừ đi tham, sân, si hay không? Tôi trả lời dứt khoát là“Có”! Còn nếu bạn không đồng ý với tôi ngay bây giờ thì chính bạn cần phải mởrộng khả năng phát triển ấy. Chúng ta hãy cùng xem xét một vài kinh nghiệm; có thể chúng ta sẽ tìm ra được một vài câu trả lời.
Điều đầu tiên là chúng ta có thể chia mọi thứ hạnh phúc và khổ đau thành hai thứ chính: tâm và thân. Trong hai thứ này, tâm chính là thứ tạo ra sự ảnh hưởng sâu sắc nhất đến hầu hết chúng ta. Trừ khi chúng ta bị bệnh nặng hay bị tước mất đi những thứ cần thiết căn bản, còn thì điều kiện vật lý của chúng ta đóng một vai trò thứ yếu trong cuộc sống. Nếu thân chúng ta được thoả mãn, chúng ta hầu như không để ý đến nó. Tuy thế, tâm thì ghi nhận mọi sự kiện, bất kể thứgì. Vì thế, chúng ta nên dành hết mọi nỗ lực để tạo ra sự yên bình nội tâm hơn là làm thoả mãn thân thể. Tâm có thể được thay đổi. Từ kinh nghiệm của chính mình, tôi tin rằng thông qua sự đào luyện thường xuyên chúng ta thật sự có thểphát triển tâm của mình. Thái độ, tư tưởng và quan điểm tích cực của chúng ta có thể được phát triển và những thứ tiêu cực có thể được loại trừ. Dầu chỉ một ý niệm nhận thức cũng dựa vào nhiều yếu tố, và khi chúng ta thay đổi những yếu tố khác nhau này, tâm của chúng ta cũng thay đổi. Đây là sự thật dễ hiểu về bản chất của tâm.
Cái mà chúng ta gọi là “tâm” thì rất đặc biệt. Đôi khi nó rất ngoan cố và rất khó thay đổi. Tuy thế, với nỗ lực liên tục và với lòng tin đặt cơ sở trên lý trí, tâm của chúng ta đôi khi hoàn toàn trong sáng và dễ chuyển đổi. Khi chúng ta thật sự nhận ra rằng có sự cần thiết để thay đổi thì tâm của chúng ta có thểthay đổi. Chỉ mong ước và cầu xin sẽ không chuyển đổi được tâm của bạn; bạn cũng cần đến lý trí, lý trí được dựa vào kinh nghiệm của chính bạn. Nhưng bạn sẽ không thể chuyển đổi tâm của bạn qua một đêm. Những thói quen cũ, đặc biệt là những thứ thuộc về tâm, sẽ chống lại những giải pháp vội vàng. Nhưng với sựnỗ lực liên tục và lòng tin đặt trên trí tuệ, bạn nhất định có thể đạt được những sự thay đổi sâu sắc ở trong tâm thức của bạn.
Như là nền tảng cơ bản cho sự chuyển đổi, chúng ta cần nhận biết rằng chừng nào chúng ta còn sống ở cõi đời này thì chúng ta sẽ còn đối mặt với những vấn đềnày kia, những thứ làm trở ngại việc hoàn thành ý nguyện của chúng ta. Khi những điều này xảy ra, nếu chúng ta đánh mất hy vọng và trở nên chán nản thì chúng ta mất đi khả năng đối mặt với những khó khăn này. Ngược lại, nếu chúng ta nhớ rằng không chỉ chúng ta mà mọi người phải chịu đau khổ thì điều này là cái nhìn hiện thực hơn làm phát triển ý chí quả quyết và khả năng của chúng tađể vượt qua những trở ngại. Bằng cách nghĩ đến nỗi khổ đau của người khác, bằng cách thể hiện lòng từ bi đối với kẻ khác, nỗi khổ đau của chúng ta sẽ trở nên dễ chuyển hoá hơn. Sự thực, bằng thái độ sống này, mỗi trở ngại mới có thể được xem như là cơ hội có giá trị để cải đổi tâm của chúng ta, thêm cơ hội cho việc làm tăng thêm lòng từ bi của chúng ta! Bằng mỗi kinh nghiệm mới, chúng ta có thể nỗ lực dần dần và trở nên từ bi hơn; tức là, chúng ta có thể phát triển cảsự cảm thông chân thật đối với nỗi khổ của người khác và sẽ giúp chuyển hoá nỗiđau khổ của họ. Kết quả của điều này, sự thanh thản và sức mạnh nội tâm của chính chúng ta sẽ được phát triển. Còn làm tăng trưởng lòng yêu thương tự ngã sẽ ngăn cản tình thương của chúng ta đối với người khác và tất cả chúng ta phải chịu khổ đau bởi điều đó dù ở góc độ này hay góc độ kia. Vì để có được hạnh phúc chân thật, chúng ta cần có một cái tâm bình lặng, và sự an bình như vậy của tâm chỉ xảy ra bằng thái độ thương yêu. Chúng ta có thể phát triển thái độnày bằng cách nào? Hiển nhiên, chỉ đơn giản tin rằng từ bi là quan trọng và nghĩ nó là điều tốt đẹp không thôi thì chưa đủ. Chúng ta cần phải nỗ lực hết mình để phát triển nó; chúng ta phải sử dụng tất cả những sự kiện trong đời sống hàng ngày của chúng ta để chuyển đổi suy nghĩ và thái độ của chúng ta.
(Nguyên Hiệp dịch từThe Compassionate Life của Đức Dalai Lama
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét