KINH VỊ TẰNG HỮU PHÁP
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ, vào lúc xế chiều, Tôn giả A-nan rời tĩnh tọa đứng dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, rồi đứng qua một bên, thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, con nghe rằng, [1] Đức Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh. Nếu Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp bắtđầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh; con xin thọ trì pháp vị tằng hữuấy của Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh và sinh lên cõi trời Đâu-suất. Nếu Đức Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh và sinh lên cõi trời Đâu-suất; con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp [2] bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh và sinh lên cõi trời Đâu-suất. Thế Tôn sinh lên sau nhưng có ba việc thù Thắng Lâm hơn các vị trời sinh trước. Đó là thọ mạng, dung sắc và vinh dựnhà trời. Do đó nên các vị trời Đâu-suất vui mừng hớn hở, tán thán rằng: ‘Kỳdiệu thay, hy hữu thay, vị Thiên tử này có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần. Vì sao vậy? Vì vị ấy sinh đến đây sau nhưng có ba việc thù Thắng Lâm hớn những vị trời Đâu-suất đã sinh đến trước; đó là thọmạng, dung sắc và vinh dự nhà trời. Nếu Đức Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp bắtđầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh và sinh lên cõi trời Đâu-suất. ThếTôn sinh lên sau nhưng có ba việc thù Thắng Lâm hơn các vị trời sinh trước. Đó là thọ mạng, dung sắc và vinh dự nhà trời. Do đó nên các vị trời Đâu-suất vui mừng hớn hở, tán thán rằng: ‘Kỳ diệu thay, hy hữu thay, vị thiên tử này có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần. Vì sao vậy? Vì vị ấy sinh đến đây sau nhưng có ba việc thù Thắng Lâm hớn những vị trời Đâu-suấtđã sinh đến trước; đó là thọ mạng, dung sắc và vinh dự nhà trời. Thế thì con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng,Đức Thế Tôn mạng chung ở trời Đâu-suất, biết sẽ vào thai mẹ, lúc ấy chấn động tất cả đất trời, có ánh sáng vi diệu quảng đại chiếu khắp thế gian cho đến chỗu tối, cũng không có gì ngăn che được; nghĩa là nơi nào mặt trời, mặt trăng này dù có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không chiếu rọi ánh sáng đến được, thì tất cả nơi ấy đều được chiếu ngời. Chúng sanh ở các nơi ấy do thấy ánh sáng nhiệm mầu này đều mỗi mỗi phát sanh nhận thức rằng: ‘Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời! Có một chúng sanh kỳdiệu, hy hữu ra đời[3]!’ Nếu Đức Thế Tôn mạng chung ở trờiĐâu-suất, biết sẽ vào thai mẹ, lúc ấy chấn động tất cả đất trời, có ánh sáng vi diệu quảng đại chiếu khắp thế gian cho đến chỗ u tối, cũng không có gì ngăn cheđược; nghĩa là nơi nào mặt trời, mặt trăng này dù có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không chiếu rọi ánh sáng đến được, thì tất cả nơi ấy đều được chiếu ngời. Chúng sanh ở các nơi ấy do thấy ánh sáng nhiệm mầu này đều mỗi mỗi phát sanh nhận thức rằng: ‘Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời! Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời!’ Thì con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng,Đức Thế Tôn biết mình trụ trong thai mẹ, tựa vào hông bên phải. Nếu Đức Thế Tôn biết mình trụ trong thai mẹ, tựa vào hông bên phải, thì con xin thọ trì pháp vịtằng hữu này của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn hình thể duỗi dài [4] trụ trong thai mẹ. Nếu Đức Thế Tôn hình thể duỗi dài trụ trong thai mẹ, thì con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn, được bao che, trụ trong thai mẹ, không bị máu bẩn làm cho cấu uế, cũng không bị tinh khí các thứ bất tịnh khác làm cho cấu uế. Nếu Đức Thế Tôn, được bao che, trụ trong thai mẹ, không bị máu bẩn làm cho cấu uế, cũng không bị tinh khí bất tịnh khác làm cho cấu uế; thì con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn biết mình ra khỏi thai mẹ, lúc ấy chấn động tất cả đất trời, có ánh sáng vi diệu quảng đại chiếu khắp thế gian cho đến chỗ u tối, cũng không có gì ngăn che được; nghĩa là nơi nào mặt trời, mặt trăng này dù có đại như ý túc, cóđại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không chiếu rọi ánh sángđến được, thì tất cả nơi ấy đều được chiếu ngời. Chúng sanh ở các nơi ấy do thấy ánh sáng nhiệm mầu này đều mỗi mỗi phát sanh nhận thức rằng: ‘Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời! Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời!’ Nếu Đức Thế Tôn biết mình ra khỏi thai mẹ, lúc ấy chấn động tất cả đất trời, có ánh sáng vi diệu quảng đại chiếu khắp thế gian cho đến chỗ u tối, cũng không có gì ngăn che được; nghĩa là nơi nào mặt trời, mặt trăng này dù có đại như ý túc, cóđại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không chiếu rọi ánh sángđến được, thì tất cả nơi ấy đều được chiếu ngời. Chúng sanh ở các nơi ấy do thấy ánh sáng nhiệm mầu này đều mỗi mỗi phát sanh nhận thức rằng: ‘Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời! Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời!’ Thì con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn thân thể duỗi dài [5] mà ra khỏi thai mẹ. Nếu Đức Thế Tôn thân thể duỗi dài mà ra khỏi thai mẹ thì con xin thọ trì pháp vị tằng hữu này củaĐức Thế Tôn.
“Con nghe rằng,Đức Thế Tôn được bao che khi ra khỏi thai mẹ, không bị máu bẩn làm cho cấu uế, cũng không bị tinh khí và các vật bất tịnh khác làm cho cấu uế. Nếu Đức Thế Tôn được bao che khi ra khỏi thai mẹ, không bị máu bẩn làm cho cấu uế, cũng không bị tinh khí và các thứ bất tịnh khác làm cho cấu uế; thì con xin thọ trì pháp vị tằng hữu này của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, khiĐức Thế Tôn mới sanh ra, có bốn vị thiên tử, tay cầm tấm vải rất mịn đứng trước thai mẹ, làm cho người mẹ hoan hỷ, tán thán rằng: “Đồng tử này rấy kỳ diệu, rất hy hữu, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hữu, có đại oai thần’.Nếu như Đức Thế Tôn mới sanh ra, có bốn vị thiên tử, tay cầm tấm vải rất mịnđứng trước thai mẹ, làm cho người mẹ hoan hỷ, tán thán rằng: “Đồng tử này rấy kỳ diệu, rất hy hữu, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hữu, có đại oai thần’. Thì con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu này của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, khiĐức Thế Tôn vừa mới sanh ra, liền đi bảy bước không khiếp sợ, không kinh hãi, quan sát các phương. Nếu Thế Tôn vừa mới sanh ra, liền đi bảy bước không khiếp sợ,không kinh hãi, quan sát các phương; thì con xin thọ trì pháp vị tằng hữu này của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, khiĐức Thế Tôn vừa mới sanh ra, thì ngay phía trước người mẹ bỗng hiện một hồ nước lớn, nước đầy tràn bờ, làm cho người mẹ ở nơi ấy được thọ dụng thanh tịnh. Nếu Thế Tôn vừa mới sanh ra, thì ngay phía trước người mẹ bỗng hiện một hồ nước lớn, nước đầy tràn bờ, làm cho người mẹ ở nơi ấy được thọ dụng thanh tịnh; con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, khiĐức Thế Tôn vừa mới sanh ra, từ trên hư không nước mưa rưới xuống, một ấm, một lạnh, để tắm thân thể của Thế Tôn. Nếu khi Đức Thế Tôn vừa mới sanh ra, từ trên hư không nước mưa rưới xuống, một ấm, một lạnh, để tắm thân thể của Thế Tôn; con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, khiĐức Thế Tôn vừa mới sanh ra, Chư Thiên ở trên hư không tấu lên âm nhạc của trời; hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen đỏ, hoa sen trắng và hoa văn-đà-la của trời, và bột hương chiên-đàn được rải lên Đức Thế Tôn. Nếu khi Đức Thế Tôn vừa mới sanh ra, Chư Thiên ở trên hư không tấu lên âm nhạc của trời; hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen đỏ, hoa sen trắng và hoa văn-đà-la của cõi trời, và bột hương chiên-đàn được rải lên Đức Thế Tôn; con xin thọ trì pháp vị tằng hữuấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn, [6] ở tại nhà của cha là Bạch Tịnh vương, vào một ngày đi dự lễ hạ điền, ngồi dưới gốc cây diêm-phù, ly dục, ly ác bất thiện pháp, có tầm có tứ, có hỷ lạc phát sanh do viễn ly, nhập Sơ thiền, thành tựu và an trụ. Bấy giờ là buổi xế, tất cả bóng của các cây khác đều đã ngả dần, chỉ có cây diêm-phù là bóng cây không ngả, che mát thân của Đức Thế Tôn. Lúc đó, Thích Bạch Tịnh đến quan sát công tác hạ điền, đi đến chỗ người làm ruộng hỏi rằng:‘Này nông phu, Vương tử ở chỗ nào?’
Người ấy trả lời rằng:‘Vương tử [7] hiện đang ở dưới gốc cây diêm-phù.” Rồi Thích Bạch Tịnh đi đến cây diêm-phù, bấy giờ là xế trưa. Thích Bạch Tịnh thấy bóng của tất cả các cây khác đều đã ngả, chỉ có bóng cây diêm-phù là không ngả,để che mát thân thể của Thế Tôn, liền nghĩ như vầy: ‘Vương tử này thật là kỳdiệu, rất hy hữu, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần. Vì sao thế? Vì vào lúc xế trưa tất cả các bóng cây đều ngả, chỉ có bóng cây diêm-phù là không ngả, để che mát thân của Vương tử’. Nếu vào buổi xếtrưa tất cả cây đều ngả bóng, chỉ có bóng cây diêm-phù không ngả, để che mát thân thể của Đức Thế Tôn; con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng có một thời Đức Thế Tôn trú tại Tì-xá-li, trong Đại lâm. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, Đức Thế Tôn khoác y cầm bát vào thành Tì-xá-li khất thực. Sau khi khất thực xong, xếp y, cất bát, rửa tay chân, vắt ni-sư-đàn lên vai, đi vào rừng, đến dưới một gốc cây đa-la, trải ni-sư-đàn, ngồi kiết-già. Bấy giờ là lúc xế bóng, tất cả các bóng cây khác đều ngả, chỉ có bóng cây đa-la là không ngả để che mát thân thể của Đức Thế Tôn. Bấy giờvào lúc xế bóng, Thích Ma-ha-nam [8] ung dung đi đến Đại lâm. Thích Ma-ha-nam thấy rằng, vào buổi xế, tất cả bóng cây đều ngả chỉ trừ bóng cây đa-la là không ngả để che mát thân thể của Đức Thế Tôn, liền nghĩ như vầy: ‘Sa-môn Cù-đàm rất là kỳ diệu, rất là hy hữu, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, cóđại oai thần. Vì sao vậy? Vì vào buổi xế, tất cả bóng cây đều ngả, chỉ có bóng cây đa-la là không ngả để che mát thân thể Cù-đàm’. Nếu lúc xế bóng, tất cả các bóng cây khác đều ngã, chỉ có bóng cây đa-la là không ngả để che mát thân thểcủa Đức Thế Tôn; con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, một thời Thế Tôn trú tại nước Tì-xá-li, trong Đại lâm. Bấy giờ các Tỳ-kheo để bát ngoài chỗ đất trống, bát của Thế Tôn cũng có trong số ấy, có một con khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi. Các thầy Tỳ-kheo la ó, sợ nó làm bể bát của Thế Tôn. Nhưng Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: ‘Hãy để yên. Hãy để yên. Đừng la. Nó không làm bểbát đâu’. Thế rồi khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi, đến một cây sa-la, chậm rãi leo lên, lấy đầy bát mật nơi cây sa-la, rồi chậm rãi leo xuống, trở về chỗ Đức Phật, đem dâng bát mật ấy lên Đức Phật. Đức Thế Tôn không thọ nhận. Lúc ấy khỉliền ôm bát qua một bên, dùng đũa gắp bỏ sâu. Sau khi nhặt bỏ sâu, nó ôm bát trở lại dâng lên Thế Tôn. Thế Tôn lại không nhận. Khỉ lại ôm qua một bên, múc nước đổ vào trong mật, rồi ôm trở lại dâng lên Thế Tôn. Thế Tôn liền thọ nhận. Khỉ thấy Thế Tôn lấy bát mật rồi liền vui mừng hớn hở, múa may nhảy nhót rồi bỏ đi. Nếu Đức Thế Tôn khiến con khỉ kia, khi thấy Đức Thế Tôn lấy bát mật rồi vui mừng hớn hở múa may nhảy nhót, rồi đi; con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy củaĐức Thế Tôn.
“Con nghe rằng một thời Đức Thế Tôn trú Tì-xá-li, ở tại ngôi nhà sàn [9], bên bờ ao Di hầu. Bấy giờ Thế Tôn đang phơi tọa cụ, rũ bụi, phủi đất. Lúc ấy có một đám mây đến trái thời che kín khắp hư không muốn mưa nhưng dừng lại chờ Đức Thế Tôn phơi tọa cụ, rũ bụi, phủi đất, xếp cất một nơi, rồi mang cất chổi; vào đứng trong nền nhà. Bấy giờ đám mây lớnấy thấy Đức Thế Tôn xếp cất tọa cụ rồi mới đổ mưa xuống rất lớn, từ cao cho đến thấp, nước ngập tràn lai láng. Nếu Đức Thế Tôn làm cho đám mây lớn kia thấy ThếTôn xếp cất tọa cụ rồi, mới mưa xuống thật to và từ đất cho đến thấp nước ngập tràn lai láng; con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe một thời Đức Thế Tôn trú tại Bạt-kỳ [10], ngồi dưới cây Sa-la Thọ vương, trong rừng Ôn tuyền. Bấy giờ là buổi xế trưa, tất cả bóng cây khác đều ngả, chỉ trừbóng cây Sa-la Thọ vương là không ngả, để che mát thân thể Đức Thế Tôn. Khi ấy chủ vườn La-ma đi dạo xem vườn, thấy rằng vào buổi xế, tất cả bóng cây khác đều ngả, chỉ trừ bóng cây Sa-la Thọ vương là không ngả để che mát thân thể của ThếTôn, liền nghĩ như vầy: ‘Sa-môn Cù-đàm thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần. Vì sao vậy? Vì sao buổi xế tất cả bóng cây khác đều ngả, chỉ trừ cây Sa-la thọ vương là không ngả bóng để che mát thân thể của Sa-môn Cù-đàm. Nếu Đức Thế Tôn vào buổi xế tất cả bóng cây khác đều ngả, chỉ trừ bóng cây Sa-la Thọ vương là không ngả để che mát thân thể của Thế Tôn; con xin thọtrì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng có một thời Đức Thế Tôn ở trong miếu thần A-phù [11]. Bấy giờ khi đêm đã tàn, vào lúc sáng sớm, Đức Thế Tôn khoác y ôm bát vào thôn A-phù để khất thực. Sau khi khất thực xong, xếp y, cất bát, rửa chân tay xong, Ngài vắt ni-sư-đàn lên vai, vào miếu thần ngồi thiền tịnh. Bấy giờ trời mưa đá rất to; sấm sét đánh chết bốn con trâu và hai người cày. Lúc chôn cất hai người chết ấy, đám đông ồn ào, âm thanh cao và to, tiếng dội chấn động. Bấy giờ vào lúc xế chiều, Đức Thế Tôn rời chỗngồi tĩnh tọa đứng dậy, từ trong miếu thần đi ra, đến chỗ đất trống để kinh hành. Trong đám đông có một người thấy Đức Thế Tôn vào lúc xế trưa rời chỗ tĩnh tọa đứng dậy, ở trong miếu thần đi ra, đến chỗ đất trống để kinh hành, liền đi đến chỗ Phật cúi đầu làm lễrồi đi kinh hành theo sau Đức Phật. Đức Phật thấy người ấy ở phía sau nên hỏi rằng: ‘Vì cớ gì mà đám đông ồn ào, âm thanh cao và to, tiếng dội chấn động vậy?’ Người ấy thưa rằng: ‘Bạch Thế Tôn khi trưa, trời mưa đá rất to; sấm sétđánh chết bốn con bò và hai người cày. Lúc chôn cất hai người chết ấy, đám đôngồn ào, âm thanh cao và to, tiếng dội chấn động. Bạch Thế Tôn vừa rồi Ngài không nghe gì hết sao?’ Thế Tôn trả lời rằng: ‘Ta không nghe các âm thanh ấy’.Lại hỏi rằng: ‘Vừa rồi Ngài ngủ hay sao?’ Thế Tôn trả lời: ‘Không phải’. Lại hỏi Đức Thế Tôn: ‘Lúc ấy Ngài tỉnh mà không nghe các âm thanh ấy sao?’ Thế Tônđáp: ‘Quả thật vậy’. Bấy giờ người kia liền suy nghĩ rằng: ‘Rất là kỳ diệu, rất là hy hữu, sở hành của Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, rất là vắng lặng, rất là tịch tĩnh. Vì sao vậy? Vì lúc tỉnh mà vẫn không nghe các âm thanh to lớnấy. Nếu Đức Thế Tôn tỉnh thức mà vẫn không nghe các âm thanh to lớn ấy; con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, một thời Đức Phật trú tại Uất-tì-la [12] bên bờ sông Ni-liên-nhiên [13], ngồi dưới cây A-xà-hòa-la ni-câu-loại [14], lúc mới chứng đắc Phật đạo. Bấy giờ mưa lớn đến bảy ngày, từ cao đến thấp đều bị ngập nước, từng luồng nước lớn chảy xoáy ngang dọc, trong vùng đất trống đó, Đức Thế Tôn đi kinh hành, đến nơi nào thì nơi đấy có bụi bay lên. Nếu Đức Thế Tôn ở trong vùng có luồng nước xoáy ngang dọc, mà đi kinh hành, đến chỗ nào thì chỗ ấy có bụi bay lên; con xin thọtrì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng Ma vương trong suốt sáu năm theo Phật để tìm chỗ sở đoản mà không được, liền chán nản nên bỏ về. Nếu Đức Thế Tôn bị Ma vương trong suốt sáu năm theo tìm chỗsở đoản mà không được, liền chán nản nên bỏ về; con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng Đức Thế Tôn, trong suốt bảy năm suy niệm về thân, luôn luôn suy niệm không gián đoạn. Nếu Đức Thế Tôn trong suốt bảy năm suy niệm về thân, luôn luôn không gián đoạn; con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.”
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo rằng:
“Này A-nan, ngươi hãy nghe Như Lai nói mà thọ trì thêm pháp vị tằng hữu này nữa. Này A-nan, Như Lai biết thọ sanh, biết trụ, biết diệt, luôn luôn biết, chẳng có lúc nào chẳng biết. Này A-nan, Như Lai biết tư và tưởng sanh, biết trụ, biết diệt, luôn luôn biết. Không lúc không biết. Cho nên, này A-nan hãy nên từ nơi Như Lai mà thọtrì thêm pháp vị tằng hữu này.”
Đức Thế Tôn thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo, sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷphụng hành.
(Kinh Trung A Hàm, số 32 - Thích Tuệ Sỹ dịch)
Chú thích:
[3]Pāli: aññe pi kira, bho, santi sattā idhūpapannā ti, “Này bạn, có những chúng sanh khác xuất hiện ở đây”.
[8]Thích Ma-ha-nam 釋 摩 訶 南. Có lẽ đây là Mahānāma của dòng họ Licchavi ởVesāli, chứ không phải Mahānāma dòng họ Thích ở Kapilavatthu, con trai Amitodāna (Cam Lộ Phạn vương). Tham khảo Pāli, A. iii 75ff.
[9]Cao lâu đài quán 高樓臺觀. Pāli: Kūṭāgārasālā,ngôi nhà sàn, giảng đường Trùng các, trong Đại lâm (Mahāvana), Vesāli.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét