Ðây là câu thiền ngữ có từ thời đức Phật Thích Ca còn tại thế. Giữa hội chúng với đủ mọi thành phần, Phật thuyết pháp tại hội Linh Sơn (núi Linh) tức là núi Linh Thứu và là đạo tràng Ngài lưu lại lâu nhất.
Một hôm giữa đại chúng nghe Pháp, Phật cầm cành hoa sen giơ lên xem có ai hiểu ý chỉ là gì. Tất cả thính chúng đều ngơ ngác lặng thinh không ai nói năng gì cả. Trong giây lát, ngài Ma Ha Ca Diếp chợt mỉm cười, vì ngộ được tâm ý Phật muốn nhắm tới, được Phật truyền trao tâm ấn kế truyền ngôi pháp, làm sơ tổ Thiền tông kế thừa pháp mạch qua bài kệ sau:
"Ngô hữu Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, kim phó nhữ Ma ha Ca Diếp". (Như lai có Chánh pháp nhãn tạng là Niết bàn diệu tâm, (tâm ấy là) thật tướng vô tướng. Nay phó chúc cho tôn giả Ma ha Ca Diếp).
Cứ theo hệ phó pháp truyền tâm ấn ấy, tổ Ca Diếp truyền pháp xuống tổ thứ hai là Anan, tổ Anan truyền xuống tổ thứ ba là Thương Na Hòa Tu, và liên tục truyền xuống tới đời tổ thứ 27 là Bát Nhã Ða La và tổ thứ 28 là Bồ Ðề Ðạt Ma. Bồ Ðề Ðạt Ma là tổ cuối cùng của Thiền Tông Aán Ðộ và là sơ tổ Thiền tông Trung Hoa.
Dấu ấn đem tâm truyền tâm có một lịch sử lâu dài thuộc hệ truyền thừa Thiền Tông Phật Giáo. Sơ tổ Ðạt Ma truyền xuống 5 đời tới lục tổ Huệ Năng (638-713) là chấm dứt không truyền y bát nữa. Từ đó đến nay hơn 1400 năm chỉ truyền pháp thôi để tránh tranh chấp không cần thiết giữa Thầy trò và trong hàng môn đệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét