Ở Nhật Bản, qua ngòi bút tài hoa điêu luyện của Basho đãđưa thể thơ Haiku đứng vào địa vị sang trọng trên văn đàn và thi thần của ôngđược thăng hoa. Để cuối cùng trở thành một nghệ thuật phong nhã mang sức sống vô lường.
Xuất thân trong gia đình thuộc giai cấp võ sĩ ở tỉnh Iga, năm 19 tuổi được tuyển làm gia nhân cho Tôdô Yoshitada, con trai của Daimyô ở thành Vena. Yoshitada là người yêu chuộng văn học và thích làm thơ Haiku. Do ảnh hưởng chủ nên Basho cũng tập làm thơ. Chẳng may, Yoshitada chết sớm lúc Basho mới 22 tuổi. Cảm thương nhớ tiếc chủ, kể từ đó Basho cũng lên đường để tiêu dao ngày tháng ở đất kinh kỳ và cũng để dấn thân vào thi nghiệp.
Bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Basho đánh dấu bước phát triển trong thơ ông nói riêng cũng như toàn bộ thơ Haiku nói chung:
"Trên cành khô
Chim quạ đậu
Chiều tàn mùa thu"
Bài thơ ngắn cô đọng, câu thứ hai phá vận chứa đọng những hình ảnh tương hỗ cho nhau, tạo thành bức tranh thuỷ mặc bằng những nét chấm phá đơn sơ nhưng có sức ám thị mạnh mẽ. Riêng tính hàm xúc trong thơ Haiku là một bí quyết tuyệt vời cũng như nghệ thuật Nhật Bản nói chung. Điều tối k trong thơ Haiku là sự lý luận dông dài. Bởi vì, như học giả Daisetz Suzuki nói: "Khi tình cảm đã đạt đến mức độ cao nhất, ta lặng thinh; bởi lẽ không có ngôn ngữ nào có thể diễn tảthích đáng. Ngay 17 vần trong thơ haiku cũng quá dài" (1)
Theo Basho nhân sinh là một chuyến lữ hành, còn thú ngao du với thơ là cặp uyênương không thể tách rời nhau được. Và ông đi vào đời bằng những cuộc hành trình. Trên bước đường lữ khách với một chiếc nón lá, một cây trượng, một cái đẫy... ông phiêu bạt, ngao du khắp đó đây trên đất nước "Mặt trời".
Vào buổi xế chiều, nhìn ở phương trời xa thấy đàn chim vội vàng bay về ngàn. Khách lữ hành làm sao khỏi thấy lòng buâng khuâng, để rồi ý thức sâu sắc vềthân phận con người? Hay buổi hoàng hôn trong niềm cô tịch, chợt nghe tiếng chuông chùa xa xa vọng lại khiến lữ khách cảm thấy như đâu đây phảng phất mùi thiền.
Xuất thân trong gia đình thuộc giai cấp võ sĩ ở tỉnh Iga, năm 19 tuổi được tuyển làm gia nhân cho Tôdô Yoshitada, con trai của Daimyô ở thành Vena. Yoshitada là người yêu chuộng văn học và thích làm thơ Haiku. Do ảnh hưởng chủ nên Basho cũng tập làm thơ. Chẳng may, Yoshitada chết sớm lúc Basho mới 22 tuổi. Cảm thương nhớ tiếc chủ, kể từ đó Basho cũng lên đường để tiêu dao ngày tháng ở đất kinh kỳ và cũng để dấn thân vào thi nghiệp.
Bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Basho đánh dấu bước phát triển trong thơ ông nói riêng cũng như toàn bộ thơ Haiku nói chung:
"Trên cành khô
Chim quạ đậu
Chiều tàn mùa thu"
Bài thơ ngắn cô đọng, câu thứ hai phá vận chứa đọng những hình ảnh tương hỗ cho nhau, tạo thành bức tranh thuỷ mặc bằng những nét chấm phá đơn sơ nhưng có sức ám thị mạnh mẽ. Riêng tính hàm xúc trong thơ Haiku là một bí quyết tuyệt vời cũng như nghệ thuật Nhật Bản nói chung. Điều tối k trong thơ Haiku là sự lý luận dông dài. Bởi vì, như học giả Daisetz Suzuki nói: "Khi tình cảm đã đạt đến mức độ cao nhất, ta lặng thinh; bởi lẽ không có ngôn ngữ nào có thể diễn tảthích đáng. Ngay 17 vần trong thơ haiku cũng quá dài" (1)
Theo Basho nhân sinh là một chuyến lữ hành, còn thú ngao du với thơ là cặp uyênương không thể tách rời nhau được. Và ông đi vào đời bằng những cuộc hành trình. Trên bước đường lữ khách với một chiếc nón lá, một cây trượng, một cái đẫy... ông phiêu bạt, ngao du khắp đó đây trên đất nước "Mặt trời".
Vào buổi xế chiều, nhìn ở phương trời xa thấy đàn chim vội vàng bay về ngàn. Khách lữ hành làm sao khỏi thấy lòng buâng khuâng, để rồi ý thức sâu sắc vềthân phận con người? Hay buổi hoàng hôn trong niềm cô tịch, chợt nghe tiếng chuông chùa xa xa vọng lại khiến lữ khách cảm thấy như đâu đây phảng phất mùi thiền.
"Tiếng chuông đã dứt
Cảm thấy mùi hương hoa
Chắc hẳn hoàng hôn"
Buổi chiều đối với người phương Đông là một duyên nợ tâm tư chăng? Và nó trởthành biê3u tượng gợi mối cảm hoài cố lý trong ca dao Việt Nam...
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều"
Chúng ta thấy đó, có những buổi hoàng hôn đã xé nát tâm tư ai kia thành chín khúc (chín chiều). Thì làm sao cho khỏi khiến hành giả buâng khuâng cảm nhận "mùi hương hoa"-Thiền ý. Nếu trên đường thiên lý, Basho đã để lại bài thơ bất hủ vềquan hệ biện chứng giữa tĩnh và động như một công án. như tiếng chuông triêu mộthức tỉnh ngộ tính con người:
"Trong ao xưa
Con ếch nhảy vào
Tiếng nước khua"
thì qua bài "Cánh hoa anh đào muôn thuở" ông đề cập đến vấn đề vô thường:
"Nhiều chuyện
làm nhớ lại
Hoa anh đào"
Hoa anh đào đối với người Nhật có ý nghĩa đặc biệt, nhìn hoa anh đào khiến người ta chợt nhớ bao mùa hoa anh đào trong quá khứ. Tựa như người Việt Nam mỗi khi nhìn hoa phượng, lại hoài niệm tuổi hoa niên trôi qua không trở lại. Sao hoa phượng lại nở màu máu - Nhỏ xuống hồn tôi những giọt cay (Hàn Mạc Tử). Còn nói theo ngôn ngữ nhà Phật, hoa anh đào là biểu tượng của sự vô thường trong cuộc đời.
Nhân sinh quan Basho xem đời là bến đỗ dừng chân trong thoáng lát. Và mỗi con người vào đời là những cuộc lữ hành.
Thế nên, trong đời có biết bao cuộc tiễn đưa, đưa tiễn. Nhưng với ông những cuộc chia tay đó luôn luôn trung thành với tinh thần Zen có nghĩa là không biểu hiện tình cảm riêng tư. Nói cách khác, đó là vô ngã:
"Được người đưa tiễn
đưa tiễn người cuối cùng
mùa thu ở rừng Kiso"
Ở đây, tác giả chỉ cho biết một cách đơn sơ là sau mấy bận đưa tiễn thì mùa Thuđã đến tự bao giờ, rất nhẹ nhàng diệu vợi. Cũng chính nhận thức đó, trong chuyến hành hương cuối cùng sau khi trở về cố quận thăm mẫu thân, mùa Thu năm 1694 ông vĩnh viễn ra đi lúc 51 tuổi trong quán trọ trên đường làm lữ khách. Trong bài thơ tuyệt mệnh sau đây vẫn mang một khát vọng ngao du sơn thuỷ với tinh thần tựtại:
"Nhuốm bệnh trênđường lữ khách
tôi mơ cánh đồng khô
đang bay nhảy"
Basho nhà thơ, thiền giả - con người xa xôi hơn 3 thế kỷ ấy đã ra đi, phóng vút vào cõi u huyền nhưng hình ảnh con người với bước chân hải hồ vẫn sống mãi trong tâm hồn người Nhật. Vì ông đã thể hiện một tinh thần Zen sinh động. Và hơn bao giờ hết, ông luôn luôn ý thức chính xác về triết lý Sabi. Đó là quan niệm mỹ thuật trong thơ Haiku nói chung và thiền thi Basho nói riêng. Nói một cách tổng quát Sabi là vẻ đẹp tao nhã, u huyền không lộng lẫy rực rỡ. Nó phát ra từ những vật cổ xưa và thiên nhiên cô tịch tạo nên vẻ đẹp trầm lắng, man mác làm miên man lòng người nhưng không xa cách cuộc đời.
Basho đã làm rạng danh thơ thiền trên văn đàn Nhật Bản. Cuộc đời ông, sự nghiệp ông thật xứng đáng như người Nhật tôn xưng: "Vị hành giả của cát bụi và ánh sáng".
Cảm thấy mùi hương hoa
Chắc hẳn hoàng hôn"
Buổi chiều đối với người phương Đông là một duyên nợ tâm tư chăng? Và nó trởthành biê3u tượng gợi mối cảm hoài cố lý trong ca dao Việt Nam...
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều"
Chúng ta thấy đó, có những buổi hoàng hôn đã xé nát tâm tư ai kia thành chín khúc (chín chiều). Thì làm sao cho khỏi khiến hành giả buâng khuâng cảm nhận "mùi hương hoa"-Thiền ý. Nếu trên đường thiên lý, Basho đã để lại bài thơ bất hủ vềquan hệ biện chứng giữa tĩnh và động như một công án. như tiếng chuông triêu mộthức tỉnh ngộ tính con người:
"Trong ao xưa
Con ếch nhảy vào
Tiếng nước khua"
thì qua bài "Cánh hoa anh đào muôn thuở" ông đề cập đến vấn đề vô thường:
"Nhiều chuyện
làm nhớ lại
Hoa anh đào"
Hoa anh đào đối với người Nhật có ý nghĩa đặc biệt, nhìn hoa anh đào khiến người ta chợt nhớ bao mùa hoa anh đào trong quá khứ. Tựa như người Việt Nam mỗi khi nhìn hoa phượng, lại hoài niệm tuổi hoa niên trôi qua không trở lại. Sao hoa phượng lại nở màu máu - Nhỏ xuống hồn tôi những giọt cay (Hàn Mạc Tử). Còn nói theo ngôn ngữ nhà Phật, hoa anh đào là biểu tượng của sự vô thường trong cuộc đời.
Nhân sinh quan Basho xem đời là bến đỗ dừng chân trong thoáng lát. Và mỗi con người vào đời là những cuộc lữ hành.
Thế nên, trong đời có biết bao cuộc tiễn đưa, đưa tiễn. Nhưng với ông những cuộc chia tay đó luôn luôn trung thành với tinh thần Zen có nghĩa là không biểu hiện tình cảm riêng tư. Nói cách khác, đó là vô ngã:
"Được người đưa tiễn
đưa tiễn người cuối cùng
mùa thu ở rừng Kiso"
Ở đây, tác giả chỉ cho biết một cách đơn sơ là sau mấy bận đưa tiễn thì mùa Thuđã đến tự bao giờ, rất nhẹ nhàng diệu vợi. Cũng chính nhận thức đó, trong chuyến hành hương cuối cùng sau khi trở về cố quận thăm mẫu thân, mùa Thu năm 1694 ông vĩnh viễn ra đi lúc 51 tuổi trong quán trọ trên đường làm lữ khách. Trong bài thơ tuyệt mệnh sau đây vẫn mang một khát vọng ngao du sơn thuỷ với tinh thần tựtại:
"Nhuốm bệnh trênđường lữ khách
tôi mơ cánh đồng khô
đang bay nhảy"
Basho nhà thơ, thiền giả - con người xa xôi hơn 3 thế kỷ ấy đã ra đi, phóng vút vào cõi u huyền nhưng hình ảnh con người với bước chân hải hồ vẫn sống mãi trong tâm hồn người Nhật. Vì ông đã thể hiện một tinh thần Zen sinh động. Và hơn bao giờ hết, ông luôn luôn ý thức chính xác về triết lý Sabi. Đó là quan niệm mỹ thuật trong thơ Haiku nói chung và thiền thi Basho nói riêng. Nói một cách tổng quát Sabi là vẻ đẹp tao nhã, u huyền không lộng lẫy rực rỡ. Nó phát ra từ những vật cổ xưa và thiên nhiên cô tịch tạo nên vẻ đẹp trầm lắng, man mác làm miên man lòng người nhưng không xa cách cuộc đời.
Basho đã làm rạng danh thơ thiền trên văn đàn Nhật Bản. Cuộc đời ông, sự nghiệp ông thật xứng đáng như người Nhật tôn xưng: "Vị hành giả của cát bụi và ánh sáng".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét