14 thg 12, 2012

TẠI SAO TU ?


http://www.xaluan.com/images/news/Image/2009/04/08/1239182440.img.jpg



Tại sao phải đặt vấn đề tu khi điều đó chưa là cấp thiết với nhiều người. Có người vào đạo một cách tự nhiên, dễ dàng nhờ căn lành đã gieo trồng từ kiếp trước. Có người trong đau khổ cùng cực chợt hiểu chỉ có tu mới thoát khổ. Đại đa số không thấy cuộc đời đáng buồn phải bỏ nó hay cuộc đời của mình suy cho cùng cũng chẳng có gì đáng phàn nàn thì tuđể làm gì. Ý niệm tu làm nhiều người sợhãi. Tu là từ bỏ những gì mình đang yêu thích thì quả là khó khăn và không hứa hẹn điều gì tươi sáng cả.
Thật ra tu là sự chuyển hóa từ ác sang thiện, từ tối ra sáng. Thiện ác là hai mặt của cuộc đời, nhưng thiện ác cũng là hai mặt của mỗi con người. Và không thể dễ dàng phân định ranh giới giữa hai khuôn mặt này, không thể dễ dàng quyết định trắng đen. Mỗi người sinh ra trên đời đều mang sẵn liều lượng thiện ác trong mình. Nhưng thế nào là thiện, và vì sao gọi là ác ? Bất cứhành động hay tư duy nào không lấy bản ngã làm nguyên nhân và đích đến thì đó là thiện, ngược lại là ác. Tu là tự hoàn thiện mình. Tu không có nghĩa là sống ẩn dật trong hang động hay rừng núi, là mất cả ánh nắng của cuộc đời, chon vùi những gì thân thiết của mình. Tu là thoát khỏiảo tưởng về cái tôi và lòng khao khát trở thành để sống hoàn toàn tràn đầy trong hiện tại, như đập vỡ vỏ cứng của một quả ngon để mà thưởng thức. Không sợ chữ tu thì người ta sẽ hiểu tại sao phải tu.
Ai cũng có một lần cảm thấy sự bất lực vô cùng của mình khiđối diện với cuộc đời. Họ có thể thành công trong những mặt nào đó và lấy hào quang của thành công này che lấp buồn tủi của thất bại khác. Nhưng sự đền bù này cũng là sự xác định mặt khiếm khuyết. Cái nhân của đau khổ vẫn còn đó dù được che dấu dưới lớp tro than của quên lãng hay nhung gấm của hạnh phúc hiện tiền. Người đời vẫn thường chấp nhận và bằng lòng với cái tương đối ấy nên rốt lại hạnh phúc đối với họ thật giản dị quá, là cho qua đi những đau khổ và thụ hưởng cái mà họ đang có. Đó là làm quen với cái ác, đi đến kết luận dung hòa thiện ác. Vì ác là gì nếu không là đau khổ? Nhưng còn một lối thoát, còn một con đường dẫn ta đến nơi ý niệm về ác cũng không có huống nữa là sự hình thành của tội ác. Bóng dáng đau khổ vắng bặt nơi đây, chỉ thuần một màu an lạc. Con đường ấy là đường tu.
Cho nên tu là đến với những gì vui hơn cái mà ta đang hưởng. Những kỷ luật, giới luật gặp trên đường tu làđiều tất yếu để giải quyết chất ác, chính là sự hoại diệt điều ác để hiển bàyđiều thiện. Khi ác đã không còn thì không có sống chết, không có đau khổ, không có ranh giới , không còn khép mình vào căn phòng thiện để đối kháng với ác. Thiện là tự tánh. Tự tánh là thiện thì điều gì ta làm lại không là điều thiện. Nơi đâu trong ta lại không là không gian của thiện thì còn khép mình vào một lề lối nhất định nào để hành thiện. Đó là giải thoát khỏi cái ác, khỏi khổ đau, khỏi cả ý niệm về khổ đau, khỏi cả ý niệm về giải thoát. Đó chính là chân thật giải thoát.
Vì thế, tu không phải là từ bỏ hạnh phúc của cuộc đời để đến với hạnh phúc của đạo. Tu là đi từ hạnh phúc mong manh để đến hạnh phúc vĩnh cửu. Tu là vẫn hít thở không khí, vẫn nhìn thấy vầng dương cũ rực sáng mỗi ban mai, vẫn bầu trời đầy sao của ngày xưa choàng lên tâm tư mỗi khi đêm đến, vẫn người mà ta đã gặp bao lần, vẫn hoàn cảnh mà cuộcđời đã đặt ta trong đó. Nhưng nhận thức ta không còn như xưa nữa, mặt trời thế gian chỉ là hình ảnh thô thiển của mặt trời đã sáng trong ta. Những người ta gặp gỡ là những chiếc bóng của chính họ, mờ nhạt, yếu ớt trước cuộc đời, trước sự sống chết của mình. Và cuộc đời cùng những hoàn cảnh thuận nghịch buồn vui xưa, nay chẳng còn chuyên chở những mặc cảm và ám ảnh trong ta. Ngày xưa, vì những tâm tánh, nhãn quan mang nhiều phiền não và lo âu, kiến chấp và hệ lụy, sau khi ta dấn bước vào con đường tu, đã trở nên xa xôi và lạ lẫm, cứ lùi mãi vào vô tận mang tính vô thực của một huyền thoại nhưng thiếu chất thơ. Ta bây giờ mới thực sự sống, mới thực sự hiểu lời dạy của Phật:
Bỏ mọi điều ác
Làm mọi điều lành
Tự làm trong sạnh tâm ý
Là lời dạy của chưPhật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét