19 thg 12, 2012

ĐỜI SỐNG TỪ BI 2

http://amba12.files.wordpress.com/2009/07/marc-3.jpg?w=421&h=392


Trước hết, chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng lòng từ bi mà chúng ta muốn nói là gì. Có nhiều hình thức từ bi bị trộn lẫn với tham ái chấp thủ. Ví dụ như, tình thương của cha mẹ dành cho con cái của mình thường gắn chặt với những yêu cầu tình cảm của chính họ, và như vậy nó không phải là lòng từ trọn vẹn. Thường thường, khi chúng ta lo lắng cho một người bạn thân, chúng ta chođấy là lòng từ, nhưng đó thường là sự chấp thủ.

Ngay trong hôn nhân, tình yêu giữa chồng và vợ – đặc biệt vào thời điểm banđầu, khi người này vẫn chưa biết rõ về tính cách của người kia – thì nó vẫn thuộc về ái thủ hơn là tình yêu chân thật. Có những cuộc hôn nhân chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn là vì chúng thiếu đi lòng từ ái; chúng được tạo ra bằng sự ái thủ được đặt trên dự định và mong chờ, và mỗi khi dự định thayđổi, sự ái thủ biến mất. Tham ái của chúng ta có thể mạnh đến độ những ai mà chúng ta ái thủ vào thì người ấy trông luôn luôn hoàn thiện, trong khi trên thực tế người ấy có nhiều khiếm khuyết. Thêm nữa, ái thủ khiến chúng ta hay phóngđại tính cách một cách thiếu xác thực. Mỗi khi điều này xảy ra, cho thấy rằng tình yêu của chúng ta bị thúc đấy bởi nhu cầu cá nhân hơn là bằng sự quan tâm chân thật đến người khác. Lòng từ không ái thủ thì không như thế. Do đó, chúng ta cần nhận ra những khác biệt giữa lòng từ bi và ái thủ. Lòng từ bi chân thật thì hoàn toàn không phải là một sự đáp trả tình cảm mà là một sự tận tâm bền chắc được đặt trên lý trí. Bằng nền tảng vững chắc này, lòng từ ái chân thật của chúng ta đối với người khác không thay đổi dầu khi họ đối xử với ta không tốt. Lòng từ ái chân thực không phải được đặt trên dự định và mong đợi của chúng ta, mà khác hơn được đặt trên sự mong đợi của kẻ khác, bất kể người kia là bạn thân hay kẻ thù. Chừng nào người kia còn mong muốn an lạc, hạnh phúc và mong muốn vượt thoát khổ đau, thì trên cơ sở đó, chúng ta phát triển mối quan tâm chân tình đến những vấn đề của họ. Đây là lòng từ chân thật. Đối với một người Phật tử, mục đích để phát triển lòng từ bi chân thật, ước mong chân thật này là vì ích lợi của người khác, sự thực là vì mọi loài chúng sanh trong khắp vũ trụ. Tất nhiên, việc phát triển lòng từ bi chân thật này hoàn toàn không dễchút nào! Chúng ta hãy xem xét vấn đề này tỉ mỉ hơn.

Dù người ta xinh đẹp hay xấu xí, thân thiện hay thô lỗ, thì rốt cuộc họ vẫn là con người thật sự giống như chúng ta. Giống như chúng ta, họ muốn hạnh phúc và không thích khổ đau. Hơn thế nữa, quyền để vượt qua khổ đau và đạt đến hạnh phúc của họ thì bình đẳng với chúng ta. Bây giờ khi bạn nhận ra rằng tất cảchúng sanh đều bình đẳng trong cả ước muốn hạnh phúc lẫn quyền đạt đến hạnh phúc của họ, tự nhiên bạn cảm thấy cảm thông và gần gũi với họ. Nhờ làm cho tâm bạn quen với lòng vị tha rộng lớn này, bạn phát triển ý thức trách nhiệm đối với người khác; bạn nhiệt tâm mong muốn giúp đỡ họ vượt qua những vướng mắc của họ. Ước mong này không có sự tuyển chọn; nó áp dụng bình đẳng đối với tất cảmọi loài. Chừng nào họ vẫn nếm trải an lạc và khổ đau giống như bạn, thì không có cơ sở hợp lý để phân biệt giữa họ hay thay đổi mối quan tâm của bạn đối với họ nếu họ đối xử không tốt.

Có một điểm mà tôi cần đưa ra ở đây là một vài người, đặc biệt là những người tự xem mình là hạng người rất thực tế, đôi khi quá thực tế và bị ám ảnh bởi tính thực tế ấy, có thể nghĩ, “Ý tưởng mong muốn đem hạnh phúc đến cho tất cảchúng sanh, ý tưởng mong muốn đem lại điều tốt đẹp cho mọi người là phi thực tếvà quá duy tâm. Một ý tưởng phi thực tế như vậy thì không thể góp phần chuyểnđổi tâm hay phát triển đạo đức bởi vì nó hoàn toàn không thể thực hiện được”.

Phương pháp có hiệu quả hơn, họ có thể nghĩ, là nên bắt đầu với một nhóm người thân thiết mà với họ chúng ta có sự ảnh hưởng trực tiếp. Sau đó chúng ta có thểnới rộng và gia tăng giới hạn nhóm người đó. Họ thấy hoàn toàn không có hiệu quả trong việc quan tâm đến tất cả mọi chúng sanh, bởi vì chúng sanh thì vô hạn lượng. Họ có thể nhận thấy được có một vài thứ liên hệ với một số người trên hành tinh này, nhưng họ thấy rằng số chúng sanh vô hạn lượng trong khắp vũ trụ để xem như những cá thể thì kinh nghiệm của họ không thể. Họ có thể hỏi, “Có lợi ích gì khi nỗ lực đào luyện tâm mà cố gắng bao gồm mọi chúng sanh vào trongđó?”
(Nguyên Hiệp dịch từThe Compassionate Life của Đức Dalai Lama)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét