19 thg 12, 2012

TẤT CẢ ĐỀU CÓ THỂ BIẾN CẢI ĐƯỢC

http://makemyblog1.how2make.netdna-cdn.com/wp-content/uploads/2009/12/blogging-creativity.jpg


Niềm tin sâu xa nhất trong giáo lý nhà Phật là tất cả mọi người đều có thể tự cải biến mình trong từng giây phút một. Chẳng có gì gọi là định mệnh cả. Thế nhưng đấy không phải là một điều dễ để cho mọi người có thể thực hiện được. Phần đông chúng ta chỉ biết sống với những gì xảy đến với mình. Khi mọi sự không được suôn sẻ thì lại nhất định không tự vấn để tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà ra để cải thiện lấy mình, mà lại cứ khăng khăng tìm cách thay đổi cả thế giới này và buộc người khác phải chấp nhận quan điểm của mình.
Chúng ta đều có khuynh hướng khư khư tin rằng các khó khăn của mình đều do người khác gây ra hoặc là do hoàn cảnh mang đến cho mình. Nếu ta nổi giận thìấy là vì người khác chọc cho ta bực tức – mà không hề nghĩ rằng chính cái tâm thức của mình nổi giận và hành hạ mình và không hề nhận ra là mình có thể ứng xử khác hơn thay vì chỉ biết nổi giận
Tương tự như thế, nếu có ai xúc phạm đến mình thì ta cứ cho là vì người ấy không biết kính nể mình ; nếu mình có tính hay nhút nhát thì cứ đổ lỗi cho người khác thiếu dịu dàng và hành xử thô bạo khiến cho mình khiếp sợ ; nếu mình cảm thấy cô đơn thì ấy lại là vì trong cái thế giới này chẳng còn ai biết cố gắng đối xửngay thật và sâu xa với mình.
Bước theo con đường của Đức Phật có nghĩa là ý thức được rằng sự hiện hữu của mình nhất thiết không chỉ lệ thuộc vào các cảnh huống xảy ra để từ đó chúng ta sẽ không quy hết tất cả lỗi lầm cho chúng.
Thật vậy giáo dục, bối cảnh xã hội và sự tàn phá môi sinh khiến cho chúng ta khó mà tìm được một cuộc sống đúng nghĩa của nó – thế nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta cũng vẫn có thể cải thiện được chính mình (bối cảnh bên ngoài tuy không hoàn toàn thế nhưng ta có thể biến cải nội tâm của chính mình để mang lại cho ta một cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn). Hạnh phúc không nhất thiết chỉ lệthuộc vào các cảnh huống bên ngoài. Chẳng phải là chúng ta vẫn thường nghe nói là có nhiều người phải chịu đựng mọi thứ khó khăn cay nghiệt, sống trong cảnh cơ hàn hoặc bị tật nguyền trầm trọng, thế nhưng họ vẫn tìm thấy được niềm hân hoan và một sự an bình sâu xa.
Chúng ta thường hay tìm cách đổ thừa cho những gì không được hoàn hảo trong thếgian này nhằm lẫn tránh không muốn đối mặt với các khó khăn và âu lo của mình trong cuộc sống. Thật thế, phê phán sự tàn phá của tư bản chủ nghĩa, chỉ trích những kẻ gây ra các thảm họa môi sinh đều là những gì hết sức chánh đáng hầu mang lại một thế giới công bằng hơn. Thế nhưng không có một lý do nào khiến ta có thể vin vào đấy để không tự biến cải lấy mình, để tránh không làm ô nhiễm cái thế giới này và gây thêm khổ đau cho người khác. Nếu muốn hành động một cách đúng đắn, để có thể giúp đỡ những người chung quanh và rộng hơn nữa là cảtoàn thể nhân loại một cách hữu hiệu hơn, thì ít nhất chúng ta cũng phải tập cải thiện lấy mình và mang lại một sự an lạc cho chính mình trước đã.
Thiền định là một phương pháp tuyệt vời nhất có thể giúp chúng ta thực hiệnđược việc ấy. Nó giúp chúng ta nhận ra được các cơ cấu vận hành đang kềm kẹp chúng ta để mà tháo gỡ chúng. Việc ấy quả thật hết sức gay go, tế nhị và vì thếcũng sẽ khó cho chúng ta có thể tránh hết được mọi khó khăn. Thế nhưng đấy lại là cách hữu hiệu nhất giúp chúng ta biết xem trọng cuộc sống của chính mình.
Nhìn vấn đề từ góc cạnh đó thì quả không sai lạc khi nhận thức được rằng những lời giáo huấn của Đức Phật đã dạy cho chúng ta biết là có một con đường giúp chúng ta tự cải thiện lấy mình và vượt lên trên các khó khăn từ lâu đã ngăn chận không cho mình tìm thấy những gì cao quý hơn trong cuộc sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét