19 thg 12, 2012

KINH TÁM ĐIỀU THƯỢNG NHÂN GIÁC NGỘ

http://www.phathoc.net/userimages/2010/06/19/1/thu%20phap%20(136).jpg



Phật thuyết bát đại nhân giác kinh
Hậu Hán, sa môn An Thế Cao dịch
Vi Phật đệ tử thường ư trú dạ, chí tâm tụng niệm bát đại nhân giác.
Ðệ nhứt giác ngộ: Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sanh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu. Như thị quán sát tiệm ly sanh tử.
Ðệ nhị giác tri: Ða dục vi khổ. Sanh tử bì lao tùng tham dục khởi. Thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại.
Ðệ tam giác tri: Tâm vô yểm túc, duy đắc đa cầu, tăng trưởng tội ác. Bồ Tát bất nhĩ, thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp
Ðệ tứ giác tri: Giải đãi trụy lạc. Thường hành tinh tấn, phá phiền não ác, tồi phục tứ ma, xuất ấm giới ngục.
Ðệ ngũ giác ngộ: Ngu si sinh tử, bồ tát thường niệm, quảng học đa văn, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu biện tài, giáo hóa nhất thiết tất dĩ đại lạc.
Ðệ lục giác tri: Bần khổ đa oán, hoạnh kết ác duyên. Bồ tát bố thí, đẳng niệm oán thân, bất niệm cựu ác, bất tắng ác nhân.
Ðệ thất giác ngộ: Ngũ dục quá hoạn. Tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc, thường niệm tam y, ngõa bát pháp khí, chí nguyện xuất gia, thủ đạo thanh bạch, Phạm hạnh cao viễn, từ bi nhất thiết.
Ðệ bát giác tri: Sanh tử xí nhiên, khổ não vô lượng, phát đại thừa tâm, phổ tế nhất thiết, nguyện đại chúng sanh thọ vô lượng khổ, linh chư chúng sanh tất cánh đại lạc
Như thử bát sự nãi thị chư Phật bồ tát đại nhân chi sở giác ngộ. Tinh tấn hành đạo, từ bi tu huệ, thừa pháp thân thuyền, chí Niết Bàn ngạn, phục hoàn sanh tử, độ thoát chúng sanh. Dĩ tiền bát sự khai đạo nhất thiết, linh chư chúng sanh giác sanh tử khổ, xả ly ngũ dục, tu tâm thánh đạo. Nhược Phật đệ tử tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ đề, tốc chứng Chánh giác, vĩnh đoạn sanh tử, thường trú khoái lạc.

Dịch nghĩa:

Kinh Tám điều thượng nhân giác ngộ
Đời Hậu Hán, sa môn An Thế Cao dịch.
Là con của Phật thì cả ngày đêm hết lòng chân thành mà tụng và nghĩ tám điều giác ngộ của các thượng nhân.
Thứ nhất giác ngộ: Nhân sinh vô thường, vũ trụ nguy biến. Bốn đại khổ không, năm uẩn vô ngã, sinh diệt biến ảo, không có chủ thể. Tâm là nguồn ác, thân là rừng tội. Quán sát như vậy, thoát dần sanh tử.
Thứ hai giác ngộ: Muốn nhiều là khổ. Sinh tử cực nhọc là vì ham muốn. Nếu ít ham muốn, cũng không bôn ba, thì thân và tâm tự tại tất cả.
Thứ ba giác ngộ: Lòng không biết đủ, thì chỉ có được một việc mà thôi, là nhiều mong cầu, tăng thêm tội ác. Bồ tát ngược lại, thường nhớ vừa đủ, an phận thanh bần, giữ gìn đạo hạnh, chỉ duy tuệ giác mới là sự nghiệp.
Thứ tư giác ngộ: Nhác thì đọa lạc, nên thường tinh tiến để phá phiền não, phá cho tan nát bốn loại ma quân, thoát khỏi lao ngục của cả giới uẩn.
Thứ năm giác ngộ: Ngu si là gốc sanh tử luân hồi, do đó bồ tát học rộng nghe nhiều, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu biện tài, giáo hoá tất cả bằng pháp đaị thừa.
Thứ sáu giác ngộ: Nghèo thì nhiều oán, kết thêm tội lỗi một cách ngang trái. Do đó bồ tát thực hành bố thí, bình đẳng nghĩ đến kẻ oán người thân, không nhớ lỗi cũ, không ghét người ác.

Thứ bảy giác ngộ: Năm thứ dục lạc đích thị tội lỗi. Nên tuy ở đời cũng không đam mê lạc thú thế tục, thường nhớ y bát, chí nguyện xuất gia, thanh bạch giữ đạo, Phạn hạnh cao xa, bủa lòng từ bi ra khắp tất cả.

Thứ tám giác ngộ: Sanh tử bùng cháy, khổ não bất tận, phát tâm đại thừa cứu vớt tất cả, nguyện thay chúng sanh chịu vô lượng khổ, làm cho chúng sanh thực hiện cứu cánh cái vui cao cả.
Tám điều như vậy là sự giác ngộ của các thượng nhân chư Phật bồ tát, đem sự tinh tiến thực hành chánh đạo, đem tâm từ bi thực thi tuệ giác, nương thuyền Pháp thân đến bờ Niết bàn, trở lại sinh tử độ thoát chúng sanh, bằng cách vận dụng tám điều như trước khai hoá hết thảy, làm cho tất cả giác ngộ cái khổ sanh tử luân hồi, để rồi từ bỏ năm thứ dục lạc, tu sửa tâm tánh bằng các chánh đạo. Nếu là con Phật thì nên trì tụng tám điều như vậy, diệt vô lượng tội trong từng ý nghĩ, bước tới Bồ đề, mau thành Chánh giác, triệt hẳn sanh tử, thường trú an lạc.
(Bản dịch của H.T Trí Quang)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét