18 thg 12, 2012

NHĨ CĂN VIÊN THÔNG

Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Quán Thế Âm bồ tát dạy về pháp môn “nhĩ căn viên thông”như sau:
Đầu tiên con ở trong sự nghe, thểnhập vào tánh nghe mà quên hẳn thanh trần. Đã đi vào trạng huống vắng lặng, thìhai trạng thái động tịnh rõ ràng chẳng còn sinh khởi. Trạng huống như vậy tăng dần, các tướng năng văn và sở văn đều hết sạch. Cũng không dừng trụ trong chỗ hết sạch năng văn và sở văn; cả đến năng giác sở giác đềuđi vào tánh không. Tuệ giác tánh không ấy viên mãn cùng cực, đó là do các tướng năng không và sở không đều diệt. Sựsinh diệt đã diệt, thì sự tịch diệt hiện tiền. Bỗng nhiên con vượt ra ngoài thế gian và xuất thế gian, khắp mười phương một thể sáng suốt viên mãn hiển bày, và con đạt được hai cảnh giới thù thắng: một là, trên hợp với bổn diệu giác tâm của mười phương chư Phật, con đạt được từ lực đồng như của chư Phật Như Lai; hai là, dưới hợp với tất cả chúng sinh trong lụcđạo khắp mười phương, con cùng với chúng sinh đồng một bi ngưỡng.
(Sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở. Sở nhập ký tịch, động tĩnh nhị tướng liễu nhiên bất sanh. Như thị tiệm tăng, văn sở văn tận. Tận văn bất trụ, giác sở giác không. Không giác cực viên, không sở không diệt. Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền. Hốt nhiên siêu việt thế xuất thế gian, thập phương viên minh, hoạch nhị thù thắng: Nhất giả, thượng hợp thập phương chư phật bổn diệu giác tâm, dữ phật Như Lai đồng nhất từ lực; Nhị giả, hạ hợp thập phương nhất thiết lục đạo chúng sinh, dữ chư chúng sinh đồng nhất bi ngưỡng.
初於聞中,入流亡所。所入既寂。動靜二相了然不生。如是漸增。聞所聞盡。盡聞不住。覺所覺空。空覺極圓。空所空滅。生滅既滅。寂滅現前。忽然超越世出世間。十方圓明。獲二殊勝。一者,上合十方諸佛本妙覺心,與佛如來同一慈力。二者,下合十方一切六道眾生,與諸眾生同一悲仰)
Tu tập pháp môn “nhĩ căn viên chiếu, phản văn văn tự tánh” của bồ tát Quán Thế Âm là con đường dễ dàng để đi vào tánh giác. Vì sao? Vì chúng sanh trong cõi Ta bà, nhĩ căn là nhạy bén và linh hoạt nhất trong sáu căn; sử dụng nhĩ căn đểtu tập thì dễ thành tựu. Dù là tu tập pháp môn nào, điều cần yếu là phải buông bỏ tất cả. Buông bỏ để tập trung năng lực lắng nghe tâm niệm của mình. Đầu tiên là tập lắng nghe rõ ràng từng tiếng một, nghe cả cái tiếng không tiếng; sau đó mới điều chỉnh thân tâm và thu nhiếp sáu căn, không cho vọng niệm sinh khởi. Từ đây, đi vào tam muội, thấy rõ mặt mũi xưa nay của mình, hiển lộ những phẩm tính của Phật.
ĐứcĐại Thế Chí bồ tát trả lời câu hỏi của Phật về pháp môn viên thông, rằng: “Phật hỏi pháp nào viên thông, con chẳng lựa chọn. Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, được tam ma địa, đó là bậc nhất.”(Phật vấn viên thông, ngã vô tuyển trạch. Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế,đắc tam ma địa, tư vi đệ nhất.) Kết hợp với pháp môn “nhĩ căn viên thông” của đức Quán Thế Âm bồ tát, thì trong sáu căn, chúng ta chọn pháp tu thu nhiếp nhĩ căn. Pháp tu quán chiếu nhĩ căn như thế nào?
1. Đầu tiên ở trong sự nghe, thể nhập vào tánh nghe mà quên hẳn thanh trần (sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở):
Với văn tuệ, hành giả nghe cái bên trong, chứ không nghe cái bên ngoài, tức không theo thanh trần, có nghĩa là không truy đuổi theo chúng. Kinh nói “Phản văn văn tự tánh–Quay tánh nghe vào bên trong để nhận ra tự tánh của mình. Quay tánh nghe vào bên trong có nghĩa là không nghe âm thanh bên ngoài, mà thay vì vậy, quay trở lại, hướng vào bên trong, để nghe tựtánh của mình. Nhập lưu là thể nhập vào cái tánh nghe của mình. Vong sở là quên đi cái đối tượng nghe là thanh trần.
2. Đã đi vào trạng huống vắng lặng, thìhai trạng thái động tịnh rõ ràng chẳng còn sinh khởi. (Sở nhập ký tịch, động tĩnh nhị tướng liễu nhiên bất sanh):
Ở đây b tát Quán Thế Âm đã nhập vào dòng tự tánh của ngài. Khi đạt đến cực điểm cảnh giới tịch lặng, thì tướng động và tĩnh cũng vắng bặt. Khi đến được hai tướng động tĩnh đều chẳng sanh, thì mới đếnđược cái gọi là đã đi vào trạng huống vắng lặng (sở nhập ký tịch). Nói cách khác, trong tâm hành giả không khởi lên một ý niệm nào cả. Đây gọi là đi sâu vào thiềnđịnh, phá trừ được sắc ấm.
3. Trạng huống như vậy tăng dần, các tướng năng văn và sở văn đều hết sạch. (Như thị tiệm tăng, văn sở văn tận):
Ở trong trạng huống thiền định vắng lặng, định lực tăng dần, có sự hỷ lạc khinh an. Đến đây, ý thức năng văn tuỳ theo chỗ sở vănđều dứt sạch, cũng chẳng còn năng thọsở thọ. Tức là đã phá luôn thọ ấm của năm thức trước.
4. Cũng không dừng trụtrong chỗ hết sạch năng văn và sở văn; cả đến năng giác sở giác đềuđi vào tánh không. (Tận văn bất trụ, giác sở giác không):
Cái năng vănsở văn đều đã tiêu sạch, còn lại tri giác, còn lại ngã tướng. Cho nên, hành giả cần phải tiếp tục tiến tu, cho đến chỗ ưng vô sởtrú nhi sinh kỳ tâm đạt đến chỗ biết mà chẳng biết, giác mà không giác. Đến lúc năng giácsở giác đều không còn, mới gọi là hoàn toàn không chấp trước, tức là phá trừ được ý thức thứsáu của tưởng ấm.
5. Tuệ giác tánh không ấy viên mãn cùng cực, đó là do các tướng năng không và sở không đều diệt. (Không giác cực viên, không sở không diệt):
Cái năng giác và sở giác đều đã không, hành giả cần phải tiến tu, tham cứu cái không ấy nương vào đâu mà có. Tuệ giác tánh không rốt ráo viên mãn có được là do năng khôngsở khôngđều tiêu trừ sạch. Tâm có khả năng tạo tác bị tiêu trừ, và cảnh giới do tâm ấy làm cho trở thành không cũng tiêu trừ luôn, đến mức cũng chẳng còn cái không. Vì hễ còn cái không, thì mình vẫn còn chấp trước vào tánh không. Ngay cả tánh khôngcũng chẳng còn, đó là phá trừ luôn thức thứ bảy của hành ấm, tức cái thức luôn chấp thức A lại da làm tự ngã, không có lúc nào mà không chấp.
6. Sự sinh diệt đã diệt, thì sự tịch diệt hiện tiền. (Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền):
Cái năng không và sở không đều tịch diệt, thì vẫn còn ý niệm diệt, mà còn diệt tức còn sinh, nên cần phải tiến tu tiếp tục, cho đến khi tướng sinh và tướng diệt đều trừ sạch. Đồng thời phá trừ luôn được thức thứ tám, thức a lại da của thức ấm. Hai chữ sinh diệt là hai mặt đốiđãi, động hết thì tịnh sinh, căn diệt thì giác sinh, giác diệt thì không sinh, không diệt thì diệt sinh, đó chính là pháp sinh diệt. Tướng diệt rất khó trừ, cần phải tiêu trừ toàn bộ tướng diệt thì mới có thể đạt đến chỗ không sinh không diệt, mới có thể chính mình thấy được bản lai diện mục. Đếnđây, ngũ ấm đã được phá trừ hoàn toàn, vọngniệm đã hết sạch rồi thì toàn chân hiển bày, tức là sinh diệt đã diệt rồi, thì tịch diệt hiện tiền, chứng đắc rốt ráo viên thông.
7. Bỗng nhiên con vượt ra ngoài thế gian và xuất thếgian, khắp mười phương một thể sáng suốt viên mãn hiển bày, và con đạt được hai cảnh giới thù thắng: một là, trên hợp với bổn diệu giác tâm của mười phương chư Phật, con đạt được từ lực đồng như của chư Phật Như Lai; hai là, dưới hợp với tất cả chúng sinh trong lục đạo khắp mười phương, con cùng với chúng sinh đồng một bi ngưỡng. (Hốt nhiên siêu việt thế xuất thế gian, thập phương viên minh, hoạch nhị thù thắng: Nhất giả, thượng hợp thập phương chư phật bổn diệu giác tâm, dữ phật Như Lai đồng nhất từ lực; Nhị giả, hạ hợp thập phương nhất thiết lục đạo chúng sinh, dữ chưchúng sinh đồng nhất bi ngưỡng):
Đến đây, hành giả có thể thành tựu được hai việc: một là, thành tựu mọi phẩm chất và thành quả của Phật; hai là, thành thục tất cả chúng sanh và làm sạch thế giới của Phật. Đó là diệu dụng của định tăng thượng, trên khếhợp với bổn diệu giác diệu tâm của Phật, dưới hòa đồng cái tâm bi ngưỡng của lục đạo chúng sanh.
Thiện Quang
http://i854.photobucket.com/albums/ab105/xemanh/XAD-21-6-tu-nhien-va-con-nguoi-32p/human-nature22.jpg

1 nhận xét:

  1. Hỏi ông một câu xin ông trả lời một câu. Chúng sanh ai cũng có Phật tánh. Chư Phật và chư Tổ đã tìm lại và sống với Phật tánh vốn có của mình. Tu hay nhìn cách nào để chúng sanh, ít nhất là chúng ta được như vậy???

    Trả lờiXóa