18 thg 12, 2012

TẾT CỦA NGƯỜI NHẬT

http://farm1.static.flickr.com/149/340591126_fae7d89414.jpg


Là quốc gia ở Đông Bắc Á nhưng kể từ khi có cuộc Duy Tân Minh Trị do Thiên hoàng Meiji tiến hành thành công vào năm 1868, nước Nhật đã có truyền thống đón mừng Tết Nguyên Đán theo năm mới dương lịch như các nước phương Tây. Thông thường, người dân Nhật Bản bắt đầu chuẩn bị năm mới từ ngày 31/12 của năm cũ.


Ngày 31/12 có tên gọi là Omisoka, rất được coi trọng bởi đây là cầu nối giữa năm cũ và năm mới. Trong ngày 31/12, người Nhật dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ với niềm tin sẽ đẩy những vận hạn xấu ra khỏi cửa và đón may mắn vào nhà.


Để chuẩn bị đón Tết, kể từ những ngày cuối tháng 12, phụ nữ Nhật Bản đã bắt đầu trang trí trước nhà, trên phố bằng các loại cây tre và thông. Cây thông luôn luôn xanh biểu hiện cho sự vĩnh hằng, còn tre mang ý nghĩa tăng trưởng nhanh, tính ngay thẳng và trung thực. Tuy nhiên, hiện nay, vì lý do bảo vệ môi trường cũng như kinh tế, những cây tre và thông chỉ còn xuất hiện trên các bức tranh dán trên tường nhà.


Người Nhật thường chuẩn bị các món ăn cho ngày Tết để có thể thoải mái tận hưởng nghỉ ngơi, thư giãn những ngày đầu năm mà không bị chuyện nấu nướng làm phiền. Từ tối Omisoka (31/12) cho đến ngày Gantan (1/1), hầu hết người Nhật đều mặc những bộ đồ lịch sự nhất, đẹp nhất, đặc biệt phụ nữ rất duyên dáng trong những bộ kimono truyền thống khi ra đường.


Ăn mặc đẹp và lịch sự là biểu hiện của trạng thái tinh thần đón mừng năm mới của người Nhật. Tuy nhiên, giới trẻ đương đại ăn mặc rất thoải mái và luôn cách tân về các kiểu thời trang quần áo, đầu tóc... Hầu hết họ đều đến chùa và đền để cầu nguyện một năm mới an lành. Đối với người Nhật, việc đến chùa hoặc đền vào đầu năm là một nghi thức truyền thống và không có tập quán đua nhau đốt hương, vàng mã, mê tín như không ít người Việt chúng ta.


Trong các buổi tiệc mừng năm mới của người Nhật thường có rượu sake được chế biến từ gạo theo công nghệ truyền thống của họ. Người lớn mừng tuổi trẻ em bằng các món quà hoặc tiền được gọi là Otoshidama. Từ ngày 2/1, các hoạt động như viết thư pháp, thi đấu võ thuật, lễ hội trà đạo, cắm hoa… bắt đầu. Không khí lễ hội vui đón năm mới tràn ngập khắp các nơi trong toàn quốc và trên thực tế là còn kéo dài cho đến hết ngày 15/1 là ngày chính thức diễn ra Lễ Thành nhân hay còn gọi là Lễ Trưởng thành của người Nhật. Dưới đây, ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hai loại lễ hội đó.

Lễ đón Năm Mới (Oshogatsu)

Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người Nhật, diễn ra chính thức từ đêm Giao thừa, (31/12 năm cũ) và cho đến hết ngày 3/1 của năm mới. Trong đêm Giao thừa, người Nhật cũng gọi là Omisoka, theo truyền thống, các gia đình Nhật đều chờ nghe 108 tiếng chuông giao thừa để đón chào Thần Năm Mới (Toshigami) và thường thì thức luôn đến sáng ngày hôm sau để đón ánh mặt trời của ngày đầu năm. Theo tập quán thì Lễ đón Năm Mới hay còn gọi là Lễ Tết kéo dài cho đến hết ngày 3/1 của năm mới. Tuy nhiên, thực tế là không khí Lễ hội đón Năm Mới này đã diễn ra dài hơn. Thường là từ ngoài 20/12 trở đi, đồng thời với không khí sôi động chuẩn bị chào đón Lễ Noel (25/12) đã diễn trước đó, từ trung tuần tháng 12; và vẫn không khí Tết này còn kéo dài cho đến hết ngày 15/1 là ngày chính thức tổ chức trọng thể Lễ Trưởng thành cho các nam nữ thanh niên tròn 20 tuổi trong năm đó. Như thế có nghĩa là lễ hội này trên thực tế đã kéo dài trước và sau Tết gần cả tháng trời. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do đời sống kinh tế-xã hội của người Nhật từ nhiều năm qua đã ngày càng phát triển cao hơn, khiến cho nhu cầu hưởng thụ các sinh hoạt văn hoá tinh thần của họ cũng ngày càng cao hơn. Mặt khác, cũng từ nhiều năm qua do là những người dân của một nước công nghiệp hiện đại nên bên cạnh việc lưu giữ và phát huy những bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp, người Nhật đã nhanh chóng hoà nhập vào làn sóng văn hoá phương Tây, sẵn sàng đón nhận những nét đẹp của văn minh hiện đại.Việc vui đón Lễ đón Năm Mới với đồng thời trước đó vui đón Lễ Noel đã trở thành truyền thống mới của người Nhật hiện đại là biểu hiện rõ nét sự giao thoa hài hoà những nét đẹp của hai dòng văn hoá Đông-Tây.


Những ngày vui đón năm mới cũng là dịp nhàn rỗi để những người bà con họ hàng, bạn bè đến thăm nhau. Nhiều gia đình đã về nhà ông bà, bố mẹ để cùng vui đón năm mới. Vào nửa đêm của ngày 31/12, toàn thể gia đình vừa vui đón Lễ Tết vừa cùng ăn một loại mỳ truyền thống có tên là Toshikoshi Soba vì theo người Nhật do ăn những sợi mì dài và dai đó là biểu hiện của bền vững, sống lâu.


Vào những ngày Tết hoặc vào dịp đầu năm, người Nhật thường hay đi lễ đền (Jinza), chùa (Hatsu-moode) để cầu xin sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc, cầu cho cuộc sống thanh bình... Nhiều năm trước đây, theo thói quen, người Nhật thường viếng thăm đền, chùa vào lúc giao thừa, giữa lúc tiếng chuông vang rền. Hiện nay, không nhất thiết như vậy, mà người ta thường đi viếng đền, chùa vào một trong ba ngày đầu năm.


Trên cả nước Nhật hiện có rất nhiều đền, chùa. Riêng ở Tokyo, có một số nơi như đền Meiji thờ Thiên hoàng Meiji (Minh Trị) ở quận Harajuku, chùa Asakusa ở quận Mitano… từ rất nhiều năm qua đã trở thành những địa danh nổi tiếng vừa là tín ngưỡng tôn giáo vừa là di tích văn hoá lịch sử, danh lam thắng cảnh không chỉ thu hút người Nhật đến thăm quan, cầu may mắn, hạnh phúc, mà cả với đông đảo các du khách nước ngoài.


Vào ngày mùng 1 tháng Giêng, tại mỗi gia đình bao giờ cũng có một bữa ăn sáng với những món ăn đặc biệt được chế biến rất kỳ công theo truyền thống văn hoá ẩm thực của người Nhật. Trẻ em được người lớn mừng tuổi (Otoshidama) và mọi người chờ đợi thiếp chúc mừng năm mới thường được phân phát tại gia đình mỗi người ngay vào buổi sáng đầu tiên của năm mới. Những ngày tiếp theo tùy theo ý thích, kế hoạch thời gian của mỗi người, mỗi gia đình mà họ có thể đi thăm người thân, bạn bè hoặc có những cuộc tham quan du lịch ngắn ngày để vui chơi, thư giãn sau thời gian dài cả năm cũ đã phải giành nhiều thời gian, công sức lao động, học tập.


Có một hoạt động diễn ra cùng thời gian này mang đậm ý nghĩa tích cực không chỉ ở khía cạnh chính trị-xã hội mà còn rất nhân văn đã trở thành truyền thống đạo lý tốt đẹp từ nhiều thế kỷ qua của người Nhật, đó là hàng năm có rất nhiều người Nhật từ khắp mọi miền đất nước trong khoảng thời gian từ 9-12 giờ ngày mùng 1 tháng Giêng đã nô nức kéo nhau cùng tụ họp trước tiền sảnh của Hoàng cung ở Tokyo để mong được thấy tận mắt và trực tiếp nghe tận tai những lời chỉ bảo, chúc mừng năm mới của Thiên hoàng. Tất cả mọi người đều coi đó là điều may mắn, hạnh phúc nhất mà họ đã được Người ban cho, và từ đáy lòng mình với sự thành kính nhất, mỗi người đều có những lời cầu chúc tốt đẹp nhất đến Thiên hoàng, vì với tất cả họ từ nhiều đời nay trong tâm linh đều đã coi Thiên hoàng chính là niềm tin, là sức mạnh trường tồn của nước Nhật, là mang lại ấm no, hạnh phúc cho mọi nhà.


Vì lịch dương được sử dụng rộng rãi ở Nhật từ nhìêu năm nay nên người Nhật cũng chuyển từ đón Tết truyền thống theo lịch âm sang lịch dương. Tết Nhật Bản gọi là Shogatsu, người Nhật tập trung ăn tết trong 3 ngaỳ đầu nhưng nhiều nơi không khí tết còn kéo dài đến ngày 15/1 -ngày Lễ Thành nhân.


Tết truyền thống Nhật Bản bắt nguồn từ tục lệ đón mừng thần Toshikamisama là vị thần chăm nom việc canh điền đem đến những vụ mùa bội thu.Nền tảng của bản sắc văn hóa Nhật là sự hòa hợp tâm linh giữa người với thiên nhiên với Thần , Phật, điều này thể hiện rất rõ qua các phong tục ngày tết của họ.





Kazuri

Từ những ngày trước tết người Nhật đã trang trí nhà cửa, sắm sửa đồ đạc và chuẩn bị các món ăn truyền thống.

*Trước cửa nhà người ta trang trí cây Kodamatsu,đó là 2 hay 3 cây tre cắm chéo nhau với những cành thông ở gốc. Trong Thần đạo loại trang trí này để đuổi quỷ trừ mà vì thế ít nhất mỗi nhà cũng có trang trí cây Kodamatsu.




Người Nhật thường xem chương trình ca nhạc Kohaku trong đêm giao thừa,đó là chương trình quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng với những màn trình diễn đặc sắc. Qua cầu truyền hình trực tiếp người ta cũng mong chờ 108 tiếng chuông vang lên để chào đón năm mới và tiển đưa năm cũ. 108 tiếng chuông này tượng trưng cho dục vọng và những điều phiền não của con người.


*Ẩm thực ngày tết ngòai các ăn truyền thống đã được biết đến như sushi, sashimi


Như thế này đây:





còn có món Osechi được làm từ các loại hải sản, thịt và rau




ngoài ra còn có bánh dày mochi ăn cùng súp ozoni.



Không thể thiếu món mì toshikoshi soba với sợi mì dài với mong muốn tuổi thọ và những may mắn sẽ kéo dài sang năm mới.



Người ta còn uống rượu sake truyền thống với mong ước sẽ được trường thọ.


Thực phẩm từ các loại rau, lúa mạch, ngũ cốc thể hiện cách ứng xử của người Nhật với thiên nhiên, đó là sự biết ơn thiên nhiên đã ban tặng cho họ các lọai thực phẩm giàu dinh dưỡng.


*Phong tục tặng quà, thiếp chúc mừng ngày tết là một điểm đặc biệt ở người Nhật.


Có một sensei nhận xét về tình cách của người Nhật, sensei nói người Nhật coi trọng chữ "Hòa" và tính cách của họ cũng có thể khái quát trong chữ "hòa", vừa là hòa hợp với thiên nhiên vừa là với mọi người xung quanh,trong cuộc sống người ta luôn tránh gây ra mâu thuẫn. Viêc tặng quà hay thiếp chúc mừng vừa là sự bày tỏ tấm lòng đối với người nhận, vưà là cảm ơn sự giúp đỡ của họ trong suốt một năm vừa là mong muốn may mắn, tài lộc sẽ đến trong năm mới này.




Người Nhật cũng có phong tục khai bút đầu xuân (kakizome) và đến các đền chùa cầu may giống như người Việt vậy.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét