17 thg 12, 2012

SẮC KHÔNG MÊ NGỘ

http://art-design.umich.edu/images/uploads/exhibitions/sacsac_lg.jpg


Mê khứ sanh không sắc
Ngộ lai vô sắc không
Sắc không mê ngộ giả
Nhất lý cổ kim đồng.

Mê thì sanh ra không và sắc đối đãi. Giác ngộ thì hết cả sắc và không. Sắc và không, mê và ngộ, xưa nay chỉ có một nguyên lý giống nhau, nguyên lý ấy là chân lý siêu việt vượt cả chân đế và tục đế.

Đứng về mặt tục đế, đức Phật giảng rằng tất cả các pháp (sự vật, hiện tượng, đối tượng tâm thức) mà có là do nhân duyên sanh. Đứng về mặt chân đế, Ngài nói tất cả các pháp đều không, để đánh tan đám mây mờ chấp có và chấp không của chúng sanh.

Đạt đến chân lý siêu việt của vũ trụ thì ta không thể nói phô, không thể suy tưởng, xa lìa danh ngôn và sắc tướng, vượt lên trên bình diện tương đối, nghĩa là "không lấy, không bỏ, không dơ, không sạch, không đi, không lại, không phải, không trái, không tối, không sáng, không si, không trí, chẳng có bờ bên này, chẳng có bờ bên kia, chẳng có dòng nước ở giữa hai bờ". Đó là trạng thái tâm linh siêu việt đặc biệt, không còn ngã với phi ngã, đó là giác ngộ, là bồ đề. Bồ đề là hoàn toàn thông hiểu, là chứng ngộ trí tuệ viên mãn. Trí tuệ ở đây đối lập với tất cả kiến thức cục diện, đối đãi. Do không chấp trước vào tri kiến về những sự thể đặc dị, do không chấp trước vào vật này hay vật kia mà ta đạt được sự tự do viên mãn, đạt tới trạng thái chân thật của vạn hữu, nghĩa là trung đạo. Và cái đó được gọi là như thực, chân như hay tuyệt đối không.

Tuyệt đối không bao hàm vạn hữu, là cái không không phiến diện, không trừu tượng, không tự tánh, không có những điều kiện riêng biệt, bởi vì nó có thể dung nạp bất cứ sự thể nào.

http://www.giacngo.vn/UserImages/1/2009/05/23/hatsuong-6.gif

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét