18 thg 12, 2012

QUỐC ẤN KHẢI TƯỜNG

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8f/Ph%E1%BA%ADt_Di_%C4%90%C3%A0_ch%C3%B9a_Kh%E1%BA%A3i_T%C6%B0%E1%BB%9Dng.jpg/450px-Ph%E1%BA%ADt_Di_%C4%90%C3%A0_ch%C3%B9a_Kh%E1%BA%A3i_T%C6%B0%E1%BB%9Dng.jpg


I. THEO DÒNG THẾ SỰ:



Chùa Quốc Ân Khải Tường là ngôi cổ tự có từ thời chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khóat trị vì đất nước Việt Nam, (tại địa điểm Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh ngày nay) đã bị phá hủy và mai một có gần 150 năm. Nay Thượng Tọa Thích Lệ Trang được nhân duyên lành, có quý đạo hữu Hùynh Văn Mạnh và Lê Thị Ánh Tuyết phát tâm hiến cúng dường đất và tài chính đểtái thiết trùng tu ngôi chùa Quốc Ân Khải Tường tại xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Chúng tôi đại diện Văn phòng Tỉnh Hội Phật Giáo Đồng Nai tìm hiểu và trích ghi lại đôi dòng lịch sử vềngôi cổ tự.

Theo sách Biên niên sử Phật giáo Gia Định-Saigon, Tp.Hồ Chí Minh 1600-1992 NXB Tp.HCM ấn hành năm 2001, thì vào năm 1677 (Định Tỵ) Tổ sư Nguyên Thiều (1648-1728) người tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) sang Qui Nhơn lập chùa Thập Tháp-Di Đà truyền bá thiền Lâm Tế (dòng Vạn Phong : Tổ Đạo Giới Định Tông…và dòng Đạo Mân : Đạo Bổn Nguyên Thành Phật tổ Tiên…). Đến năm 1679 có khỏang 3.000 người Minh không thần phục nhà Thanh bỏ sang Đàng Trong, nhóm Trần Thượng Xuyên được chúa Nguyễn Phước Tần cho định cư ở Biên Hòa, nhóm Dương Ngạn Địch định cử ở Mỹ Tho.


Năm 1683 (Quý Hợi), Tổ Sư Nguyên Thiều được chúa Hiền thỉnh ra Thuận Hóa truyền bá Phật Pháp thay cho Thiền sư Hương Hải. Tổ Sư lập chùa Phổ Thành (chùa Hà Trung). Chùa Vĩnh Ân (chùa Quốc Ân). Năm 1687, chúa Nguyễn Phước Tần (chúa Hiền) mất, con là Nguyễn Phước Trăn (chúa Ngãi) lên thay (1687-1691).


Năm 1867 (Đinh Mão) Chúa Ngãi cử Thiền sư Nguyên Thiều về Trung Hoa thỉnh thêm nhiều danh Tăng sang Đàng Trong hoằng hóa, nhờ đó Phật Giáo ngày càng hưng thịnh. Năm 1691 (Tân Mùi) Chúa Ngãi mất, con là Nguyễn Phước Châu (chúa Minh) lên nối ngôi.


Năm 1694 (Giáp Tuất) Chưởng cơ Nguyễn Phước Huệ và Nguyễn Phước Thông âm mưu nổi lọan. Chửơng cơ Nguyễn Phước Nhuận tố giác, Huệ và Thông cùng 7 người đồng mưu bị bắt giết. Cùng thời gian một lái buôn tên là Linh nổi lọan ở Quảng Ngãi, xưng là Linh Vương, đóng chiến thuyền, đúc khí giới, Linh Vương hợp cùng một người tên Quảng Phú, một ở phủ Qui Ninh (Qui Nhơn) đánh phá vùng đất Qui Nhơn –Quảng Ngãi. Chúa Nguyễn Phước Châu (chúa Minh) phải sai quân dinh Quảng Nam hợp cùng phủ Quảng Ngãi và Qui Ninh đem quân đánh dẹp (1695).


Rằm tháng Giêng (27.2.1695) theo lời mời của chúa Nguyễn Phước Châu (chúa Minh), Hòa Thượng Thạch Liêm cùng các đệ tử xuống thuyền ở cảng Hòang Phố đểsang Đàng Trong (Đại Việt). Ngày 28/01/ âl, Hòa Thượng đến Cù Lao Chàm (Hội An), ngày 29/01 âl chúa Minh rước Hòa Thượng về Phú Xuân, ngụ tại chùa Thiền Lâm. Ngày mùng 08/04 chúa Minh cho mở Đại giới đàn tại chùa Thiền Lâm, do Hòa Thượng Thạch Liên làm Hòa Thượng Đàn Đầu, lúc bấy giờ chúa Minh quy y thọ giới Bồ Tát, được ban pháp danh là Hưng Long, hiệu Thiên Túng Đạo Nhơn. Ngày mùng 07/07 âl Hòa Thượng Thạch Liên tiếp tục mở đàn truyền giới tại chùa Thập Tháp-Di Đà (Hội An). Hòa Thượng Thạch Liêm trở về Trung Quốc vào ngày 15/10 âl năm Bính Tý (1696).


Năm 1698 (Mậu Dần) chúa Minh Nguyễn Phước Châu sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Đồng Nai-Saigon, lập phủ Gia Định gồm huyện Phước Long với dinh Trấn Biên (Biên Hòa) và huyện Tân Bình với dinh Phiên Trấn (Gia Định). (trang 20, Biên niên sử Phật giáo Gia định-Saigon-Tp.Hồ Chính Minh (1600-1802))


Quá trình nầy, tức là 4 năm sau biến cố (1694 Giáp Tuất, do người Minh Hương sang nước Nam tạm trú làm ăn và tạo lọan), Tổ Sư Nguyên Thiều tìm cách lánh xa thế cuộc, vào Nam, góp phần cùng chúa Nguyễn, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh và nhân dân mở rộng bờ cõi đất phương Nam vừa hành đạo giáo hóa muôn dân. Ngài thành lập Tổ Đình Quốc Ân Kim Cang, tại ấp Bình Thảo, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Chùa đã bị mai một do trải qua nhiều cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn, chiến tranh giữa Nguyễn Huệ và các chúa Nguyễn.

Ngày 19/10 âl, năm Mậu Thân (1728) Tổ sư Nguyên Thiều viên tịch tại Tổ Đình Quốc Ân Kim Cang, đồ chúng lập Pháp Tháp thờ phượng còn tồn tại đến hôm nay.

Đến năm 2007, Hòa Thượng Thích Minh Chánh, Thành viên Hội Đồng Chứng Minh TrungƯơng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Ủy viên Hội Đồng Trụi Sự, Trưởng Ban Trị SựTHPG Đồng Nai, Trưởng Ban Tăng Sự THPG Đồng Nai, Viện Chủ chùa Giác Minh phát nguyện đứng ra trùng tu ngôi Tổ Đình và do chính Hòa Thượng làm Trụ trì.


Năm 1729 (Kỷ Dậu), tức là sau một năm Tổ sư Nguyên Thiều viên tịch, chúa Nguyễn Phước Trú (1725-1738) được gọi là chúa Ninh Vương, quy y Phật hiệu là Vân Tuyềnđạo nhân. Năm 1734 (Giáp Dần) nhà Chúa sắc tứ và ban biển ngạch cho chùa Hộ Quốc Quan (chùa được xây dựng nằm ven bờ sông Đồng Nai, tại phường Tân Vạn, Thành phốBiên Hòa ngày nay, năm 1967 đến 1973 trở về trước do Đại Đức Thích Huệ Tấn làm Trụ trì, năm 1982 do Sư cô Thích Nữ Diệu Thủy làm Trụ trì, từ năm 1984 đến nay do Thượng tọa Thích Thiện Hòa làm Trụ trì), do Thống suất Nguyễn Cửu Vân sáng lập. (trang 21, Biên niên sử Phật giáo Gia định-Saigon-Tp.Hồ Chính Minh (1600-1802)).

Năm 1738 (Mậu Ngọ), chúa Nguyễn Phước Trú mất, con là Nguyễn Phước Khóat lên thay, được gọi là chúa Võ Vương, là một vị Phật tử thuần thành, hiệu là Từ Tế đạo nhơn, hay cư sĩ Phật Tâm.


Năm 1744 (Giáp Tý), chúa Võ Vương chính thức xưng là Quốc Vương (vua một nước độc lập). Lúc bấy giờ có Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc đến Tân Lộc (thuộc khu chợ Đủi, Quận 3, Tp.HCM ngày nay) lập thảo am tu hành, sau đó thành lập ngôi Tam Bảo cho mọi người chiêm bái tu hành, nay là chùa Từ Ân. Về sau có cư sĩ Lý Thọai Long (người Minh Hương) xây dựng chùa Giác Lâm ở Gò Cẩm Sơn (nay là quận Tân Bình, Tp.HCM). Ngòai ra nơi đây còn có một ngôi Am tranh khác gần chùa Từ Ân, do vịThiền sư bạn đạo của Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc lập Am tranh tu tịnh nghiệp, Am đó sau trở thành chùa Khải Tường (nay thuộc khu vực trường Lê Quý Đôn và Bảo Tàng chứng tích chiến tranh). Năm 1755 (Ất Hợi) Thiền sư Đạt Bản, từ Qui Nhơn vào Đàng Trong lập chùa Kim Chương, sau gọi là sắc tứ Phổ Quang-Thiên Trường (trang 23, Sách biên niên sử Phật Giáo, NXB Tp.Hồ Chí Minh ấn hành).


Năm 1765 (Ất Dậu) nhà chúa Võ Vương mất, con là Nguyễn Phước Thuần mới 12 tuổiđược đưa lên thay. Trương Phúc Loan (cậu của Nguyễn Phước Thuần) giữ chức Quốc Phó, nắm tòan quyền triều đình Đàng Trong.


Năm 1778 (Mậu Tuất) chiến tranh Trịnh Nguyễn xảy ra liên miên, tạo nên cảnh chết chóc, người người ly tán, làm cho dân tình đói khổ, nhân dân dồ thán. Tại An Khê, Bình Định có nhà Anh Em Tây Sơn, gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữxưng vương và đứng lên với danh nghĩa “phò Lê diệt Trịnh”, đánh đuổi quân ngọai xâm nhà Mãn Thanh mang lại thanh bình cho đất nước. Nguyễn Nhạc lên ngôi hòangđế đóng đô ở thành Đồ Bàn, Qui Nhơn.


Ở Gia Định thì Nguyễn Phước Ánh được suy tôn làm Đại nguyên soái, nhiếp chính vương để lãnh đạo chống lại nhà Tây Sơn. Năm Canh Tý (1780) bà Chiêm Thị Mai xây dựng chùa Huệ Lâm (nay ở đường Tùng Thiện Vương, Quận 8). Năm 1789 (Kỷ Dậu) Vua Quang Trung- Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, chiếm lại thành Thăng Long.


Năm 1790 (Canh Tuất) , trong khi chờ xây thành, Nguyễn Vương (Nguyễn Phúc Ánh) tạm trú tại chùa Từ Ân, đặt nội cung ở tại chùa Khải Tường, thuộc xã Tân Lộc, huyện Tân Bình (nay thuộc quận 3, Tp.HCM), chùa Khải Tường do Thiền sư Thiệt Thành-Liễu Đạt làm Trụ trì. Năm 1791 (Tân Hợi) vào tháng 4 Vương phi họ Trần hạsanh Hòang tử Nguyễn Phước Đảm (sau nầy là vua Minh Mạng) tại nội cung chùa Khải Tường.


Năm 1802 (Nhâm Tuất) Vua Gia Long cho trùng tu chùa Từ Ân và chùa Khải Tường ởGia Định. Năm 1803 (Quý Hợi) lần đầu tiên đại giới đàn được tổ chức tại chùa Kim Chương (Gia Định). Năm 1804 (Giáp Tý) nhà Vua đặt tên nước là Việt Nam, lập kinh đô ở Phú Xuân (Huế) và thỉnh Thiền sư Tổ Ấn-Mật Hoằng ở Biên Hòa ra kinhđô làm Tăng cang chùa Thiên Mụ.


Năm 1817 (Đinh Sửu) Vua Gia Long triệu thỉnh Thiền sư Thiệt Thành- Liễu Đạt Trụtrì chùa Khải Tường ra Huế làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ thay Thiền sư Tổ Ấn-Mật Hoằng viên tịch. Ngày mùng 07/10 âl Hòa Thượng Thiệt Thọai-Tánh Tường khai sơn chùa Huê Nghiêm ở Thủ Đức viên tịch. Thiền sư Tiên Huệ-Tịnh Nhãn từ Huế về khai sơn chùa Thiên Phước, Thủ Đức. Về sau đệ tử của Ngài là cao tăng nhiều Tự Viện vùng Đồng Nai.


Năm 1819 (Kỷ Mão) Thái tử Đảm lên ngôi, hiệu là Minh Mạng (1820-1840). Năm 1821 (Tân Tỵ) Nhà Vua sắc tứ cho hai chùa : “Quốc Ân Khải Tường” (nơi vua sanh ra) và “Sắc Tứ Từ Ân”. Năm 1383, nhà vua đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam. Ngày 28/12 âl (Canh Tý), nhà vua băng hà, con là Thái tử Miên Tông lên nối ngôi tức vua Thiệu Trị. Năm 1841 (Tân Sửu), nhân lễ Vu Lan, nhà vua mở trai đàn ở chùa Thiên Mụ, chùa Giác Hòang ở kinh đô và chùa Quốc Ân Khải Tường ở Gia Định.


Năm 1845 (Ất Tỵ), cư sĩ Đòan Văn Huyên (1807-1856) truyền bá đạo Bửu Sơn KỳHương bị nghi là “gian đạo sĩ”, nên phải vào chùa Giác Lâm quy y với ngài Hải Tịnh, với pháp danh là Minh Huyên, tự Pháp Tạng. Sau ngài về chùa Tây An hành đạo, đồng bào thường gọi là cư sĩ Tây An, hay Phật Thầy Tây An.


Năm 1847 (Đinh Mùi), vua Thiệu Trị băng hà, hòang tử Hồng Nhậm lên ngôi, lấy niên hiệu là Tự Đức vào ngày Kỷ Sửu, tháng 10. năm 1851 (Tân hợi), Bộ Lễ in 13.069 sắc thần để cấp cho các đình làng trong nước thờ cúng. Năm 1854 (Giáp Dần) vua Tự Đức là một thi sĩ , tâm tính yếu mềm, có hiếu đạo với mẹ, yêu chuộng đạo Khổng, cấm đạo ngòai, bắt bớ giết chóc các giáo sĩ Kitô giáo ngọai quốc; kể cả không cho lập Chùa mới, trai đàn, đúc chuông…chỉ cho sửa chùa hư.


Năm 1862 (Nhâm Tuất) chùa Sắc Tứ Từ Ân bị giặc Pháp gây chiến tranh làm cho chùa bị suy sụp, cuối thế kỷ XIX dời về đường Tân Hòa (quận 11 ngày nay). Chùa Quốc Ân Khải Tường bị phá hủy năm 1860.
(sách Biên niên sử Phật giáo Gia Định-Saigon, Tp.Hồ Chí minh 1600-1992 NXB Tp.HCM ấn hành năm 2001 ).

Thành lập từ năm 1791 cho đến năm 1863, do giặc Pháp đốt phá chùa Quốc Ân Khải Tường, chùa tồn tại được 72 năm. Nếu tính từ năm thành lập đến nay, thì chùa Quốc Ân Khải Tường có 218 năm.


II. CHÙA QUỐC ÂN KHẢI TƯỜNG:

Tại khu vực trung tâm thành phố Saigon có những ngôi giáo đường đồ sộ được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; tồn tại đến nay hơn trăm năm tuổi. Chùa chiền lớn như Xá Lợi, Ấn Quang, Vĩnh Nghiêm…mới có trong khõang 40,50 năm nay. Thế những ngôi chùa cổ nổi tiếng một thời của đất Gia Định như Kim Chương, TừÂn, Khải Tường…vì sao mất dấu ?
Gần 150 năm trôi qua, may mắn thay “chứng nhân” giai đọan lịch sử đen tối, d8au thương của dân tộc Việt vẫn còn có mặt tại thành phố nầy. Căn cứ sử sách ghi chép được biết :
- Tháng 8 năm Mậu Thân (1788), chùa Nguyễn Phước Ánh đánh lui quân Tây Sơn thu phục đất Gia Định. Tháng 9, chúa sai Nguyễn Văn Nhơn, Trương Phước Giáo ra đảo Phú Quốc rước mẹ, vợ con về sum hợp.


- Tháng 3 năm Canh tuất (1790), Nguyễn Vương cho đắp thành Gia Định theo kiểu bát quái. Trong thành kiến thiết miếu điện, cung thất, kho tàng…gọi là Kinh Thành Gia Định. Từ đó cơ nghiệp họ Nguyễn Phước hưng thịnh dần cho đến ngày thống nhất đất nước (1802).

- Ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25/5/1791), thứ phi của chúa, bà Trần Thị Đang sinh ra vương tử thứ tưNguyễn Phước Đảm tại tư dinh của bà Quốc công Tống Phước Khuông (Tống Phước Khuông, dòng dõi công thần nhiều đời, theo phò chúa Nguyễn từ lúc bôn đào. Năm 1780, đi công cán, chết tại thành Nam Vang. Ong có gái là Tống Thị Lan, vợchính của Nguyễn Phước Ánh. Sau khi lên ngôi, năm 1806 Gia Long tấn phong bà làm Thuận Nguyên hòang hậu. Ong được truy phong Tống Quốc Công, triều Minh Mạng cải phong Quy Quốc Công)

III. LỊCH SỬ CẤU TRÚC CHÙA QUỐC ÂN KHẢI TƯỜNG:


Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), Hòang tử Đảm lên nối ngôi chọn niên hiệu Minh Mạng (1820-1840). Tháng 9 năm Nhâm Thìn (1832), vua nhớ đến nơi mình sinh ra nên truyền lệnh cho các quan ở Gia Định dò tìm lại dấu tích. Xác minh được di chỉ ở xóm Tân Lộc bên hữu thành Gia Định, vẽ bản đồ dâng về Huế. Vua hạ lệnh xuất 300 lượng bạc trong khi nội phủ giao cho tỉnh Gia Định tổ chức việc xây dựng một ngôi chùa tại địa điểm trên theo đúng bản vẽ của bộ Công. Quy mô từ ngòai vào trong gồm có lầu chuông trống ba gian hai chái; tiếp đến điện Phật ba gian; hai bên có hai hành lang dài nối với Tăng xá và nhà ăn đều ba gian hai chái. Chùa làm xong, thỉnh hai mươi nhà sư đến cư trú, ban cấp ruộng đất lấy hoa lợi lo việc thờ cúng hằng năm.. vua đặt tên chùa “Quốc Ân Khải Tường Tự” (Khải Tường là mởbày đều tốt lành. Ám chỉ nơi chốn vua sinh ra là vùng đất quý, phát phúc lâu dài, rộng rãi).


Dịp lễ khánh thành, triều đình Huế gởi vào một pho tượng Phật Thích Ca ngổi kiết già trên tòa sen. Tượng tạc bằng gổ mít, sơn son thếp vàng, cao gần 2 m. đây là pho tượng Phật lớn nhất miền Nam đương thời, nên dân gian còn gọi chùa Khải Tường là “chùa Phật Lớn” hay “chùa Ông Phúc” (chùa nầy ở góc đường Trần Quý Cáp (Testart cũ) và Lê Quý Đôn (Barbé cũ), trích sách dẫn chỉ nam Viện Bảo Tàng Quốc Gia Việt Nam tại Saigon – Thái Văn Kiểm – Trương Bá Phát, Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh niên Saigon năm 1974, trang 201).


Quốc Tự Khải Tường có các vị Cao Tăng Trụ trì hoằng dương đạo pháp, được triềuđình bảo hộ nên trở thành ngôi chùa tiêu biểu, ảnh hưởng rộng lớn đến quần chúng đạo Phật khắp Nam kỳ lục tỉnh, cho đến ngày…
Từ Bến Thành trải qua chợ Sỏi, mùi tinh chiên xí xố biết bao nhiêu
Nơi Chợ Lớn trải tới Cầu Thương, quân mọi rợ lẫy lừng nên quá
lắm !
Cầu Bà Nghè cùng nơi Chợ Quán, lũ tham tàn đắc ý vênh râu,
Chùa Cẩm Thảo trải tới Cây Mai, Phật Bồ Tát chịu nghèo ôm
bụng…” (Phú Gia Định thất thủ – khuyết tên)

Sách Hội Thảo Khoa Học 300 năm PG Gia định-Saigon-Tp.HCM trang 30,31 nói :”…con gái thứ ba của Vua Gia Long đã cúng hiến biển hòanh ba chữ “Đại Giác Tự” sơn son thếp vàng vào năm Minh Mạng nguyên niên để kỷ niệm. Chùa Từ Ân ở thôn Bình Dương, Hòa Hưng, được Hiếu Khương Hòang Hậu sắc cho làm chùa công. Năm Minh mạng thứ 20 (1821) vua cho đổi tên “Sắc Tứ Từ Ân Tự”. Đặc biệt là chùa Khải Tường, năm Minh Mạng nguyên niên có chỉ dụ nói “năm Tân Hợi (1791) vua sinh ở đấy, vậy là đất lành, nên lập chùa để ghi nhớ. Chùa ở Thôn Họat Lộc, huyện Bình Dương. Ngòai ra còn nhiều chùa do các du tăng trốn lọan Tây sơn, bỏ Thuận Hóa vào miền Nam để ẩn tu.


Sách Lược Khảo Phật giáo sử Việt Nam của Vân Thanh, xuất bản tháng 03 năm 1975, nói: ”Dưới triều đại Gia Long Phật Giáo đã truyền khắp nước Việt Nam, nay còn nhiều chứng tích lịch sử như các chùa kiến tạo từ Trung Việt vô Nam Việt rất nhiều như sắc tứ, tu tạo lược kể như sau:
“……Chùa Khải Tường, Thôn Họat Lột, huyện Bình Dương, xây cất năm Tân Hợi (1791), hiện nay nền chùa là Trường Đại Học Y Khoa cũ, đường Trần Quý Cáp, do Nguyễn Vương Phúc Ánh kiến tạo để kỷ niệm nơi sinh Hòang tử Đởm (hay Đảm, tên vua Minh Mạng) (sách Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam của Vân Thanh, trang 177, PL 2518).


Chùa Khải Tường chính là nơi làm nội cung của Nguyễn Vương Phúc Ánh trên bướcđường vừa mở rộng bờ cõi phương Nam, vừa trốn nhà Tây Sơn. chùa Khải Tường thuộc nội cung (nơi chính cung Hòang hậu ở ?), chùa Từ Ân thuộc ngọai cung của chúa Nguyễn thời bấy giờ. Đến triều đại vua Minh Mạng (Nguyễn Phúc Đảm), chi 300 lạng bạc gởi vào Nam để trùng tu nơi sinh ra nhà vua và sắc tứ thành chùa Quốc Ân Khải Tường.
Năm 1863 đến 1867, quân Pháp đánh chiếm Gia Định (Phiên Trấn), phá hủy chùa Quốc Ân Khải Tường, tôn tượng Phật Thích Ca (được nhà Chúa đặt đúc tại Nhật Bản, có ảnh bên trên) đem về Viện Bảo Tàng, Saigon cất giữ nơi đó “không có vẽ tôn kính”cho đến hôm nay….”


Thật là đau buồn cho Phật Giáo lúc bấy giờ bị hủy họai triệt tiêu, triều đình Huế bất lực, cấm đạo chúa Kitô, chính là động lực làm cho người Pháp càng hung hản đánh dẹp Đạo Phật thêm hơn, phát huy Đạo Kitô của người Tây dương, đạo Phật phải nhường lại cho sức mạnh ngọai bang xâm lấn và phát triển Kitô giáo. Thế là bản sắc văn hóa Phật giáo, cũng là văn hóa Dân tộc không còn được tôn trọng ! (lời của người biên sọan sách nầy…).


IV. QUỐC ÂN KHẢI TƯỜNG BỊ PHÁ HỦY:

Ngày 18 tháng 12 năm 1859, thiếu tướng Hải quân Rigault De Genouilly chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha đánh chiếm thành Gia Định. Nhằm nhanh chóng ởn định tình thế, trấn áp dân bản xứ, thiết lập quyền lực cai trị, quân xâm lược phá hủy tòan bộ thành trì, công thự của Nam Triều; chúng chiếm đóng chùa Khải Tường và các ngôi chùa lớn khác như Từ Ân, Kim Chương, Kiểng Phước, Mai Sơn…thiết lập phòng tuyến quân sự. Năm 1880, chính quyền thực dân triệt hạ chùa, đem chiến lợi phẩm là pho tượng Phật chùa Khải Tường về cất giữ ở kho phủ Tòan quyền.


Năm mươi năm sau, ngày 01 tháng 01 năm 1929, Viện Bảo Tàng Blanchard De La Bross (lấy tên của Viên Thống Đốc Nam Kỳ đã ký nghị định thành lập Viện Bảo Tàng) khánh thành, mở cửa triển lãm cổ vật. Tượng Phật chùa Khải Tường được di chuyển về đặt tại phòng bát giác, trung tâm Viện Bảo Tàng để thiên hạ quan chiêm. Sau năm 1975, tượng dời ra trưng bày ở phòng phía sau cho đến nay.


Ngày nay du khách trong, ngòai nước có dịp tham quan Viện Bảo Tàng lịch sửthành phố, chiêm ngưỡng tư thế tự tại, nụ cười an nhiên “tùy sở trú xứ thường an lạc” (thuận theo nơi chốn mình đang ở mà giữ cái tâm luôn luôn yên vui).


Mấy ai tường tận việc nổi trôi theo vận nước của ông Phật chùa Khải Tường. Mấy ai suy nghĩ sâu sắc như nhà văn Sơn Nam :”Giặc có ý thức chính trị, có lẽ do bọn Việt gian xúi giục nên hầu hết chùa miếu thờ Quan Công, thờ Mã hậu đều còn nguyên vẹn, trong khi chùa Phật và thành lũy lớn nhỏ của người Việt đều bị phá hủy không nương tay” (Đất Gia Định xưa – Sơn Nam (NXB TPHCM – 1984, trang 112).


May thay ông Phật lớn chùa Khải Tường vẫn còn…để người dân Việt thấy rõ vận mệnh của Đạo Phật gắn liền với dân tộc. Ngày xuân, ngâm lại bài thơ cảm tác trước cảnh nước mất chùa tan của Cư nhân Phan Văn Trị (1830-1910) càng thấm thía thêm sựthật đó:


Nam mô hai chữ biết về đâu?
Cám nổi chùa hư Phật phải rầu!
Nắng rọi mõ chuông khô nứt mặt,
Mưa sa kinh kệ ướt men đầu
Rằm nguơn vắng kẻ dâng vùa nếp
Hôm sớm không ai cung phụng dầu
Đức cả từ bi xin sớm liệu
Ngồi chờ Lương Võ Đế còn lâu.


(Lương Võ Đế tên Tiêu Diễn, làm vua Trung quốc từ năm 502-549. ông rất sùng mộPhật giáo, được đời tôn xưng là Phật tâm Thiên tử)


V. HÀNH TRÌNH TÁI THIẾT CHÙA QUỐC ÂN KHẢI TƯỜNG:

Ngày 10/07/2009 Thượng Tọa Thích Lệ Trang (Lê Văn Giỏi), Ủy viên Hội Đồng Trị SựGHPGVN – Phó Ban Nghi Lễ Trung Ương, Ủy viên Ban Trị Sự kiêm Trưởng Ban Nghi LễTHPG Tp.Hồ Chí Minh, Trụ trì chùa Định Thành đứng đơn xin thành lập chùa Quốc Ân Khải Tường.


Ngày 10/07/2009 Thành Hội Phật Giáo Thành phố Hồ Chí Minh có công văn số324/CV/THPG, giới thiệu Thượng Tọa Thích Lệ Trang, được Phật Tử Hùynh Văn Mạnh và Lê Thị Ánh Tuyết (địa chỉ số 07, Phùng Khắc Khoan, phường DaKao, Quận I, Tp.HCM) hiến cúng 20 ha đất (giấy hiến cúng ký tên ngày 01/07/2009) tại xã Long Phước, huyện Long Thành để xây chùa thờ tượng Phật Ngọc (lục phỉ thúy) và hoằng dương đạo pháp.
Ngày 24/08/2009, Thượng Tọa Thích Lệ Trang đến chùa Thanh Long Văn phòng Tỉnh Hộiđệ trình đơn phát nguyện về tại Đồng Nai hành đạo xây chùa Quốc Ân Khải Tường cung phụng tôn thờ tượng Phật ngọc.


Ngày 25/08/2009, Ban Thường vụ Ban Trị Sự tổ chức cuộc họp bàn, nhất trí chấp thuận cho Thượng Tọa Thích Lệ Trang đăng ký sinh họat Giáo Hội tại Đồng Nai và tái thiết trùng tu chùa Quốc Ân Khải Tường tại xã Long Phước, huyện Long Thành (kèm bảng ghi nhớ tại VP Tỉnh Hội, HT Giác Quang ghi). Lúc bấy giờ hội nghị có yêu cầu Thượng Tọa Thích Lệ Trang cung cấp cho Tỉnh Hội bản Tiểu sử Chùa, cho đến nay chưa có. Thượng Thích Giác Quang đại diện Văn phòng tự đứng ra tìm kiếm thu thập tư liệu biên sọan tiểu sử)


Ngày 18/09/2009 Ban Trị Sự THPG Đồng Nai có công văn số 370/TB/BTS, chấp thuận cho Thượng Tọa Thích Lệ Trang đăng ký sinh họat Giáo Hội PGVN tại Đồng Nai.


Ngày 24/09/2009, Ban Tôn Giáo – Sở Nội Vụ tỉnh Đồng Nai có thư mời họp bàn vềviệc thành lập chùa Quốc Ân Khải Tường. Ban Tôn Giáo tỉnh nhất trí việc cho thành lập Chùa, nhưng phải theo trình tự thủ tục giấy tờ cho họp pháp.


Ngày 20/10/2009, Ông Hùynh Văn Mạnh và Bà Lê Thị Ánh Tuyết (địa chỉ số 07, Phùng Khắc Khoan, phường DaKao, Quận I, Tp.HCM) có đơn trình lên Ban Tôn Giáo-Sở Nội Vụ tỉnh Đồng Nai v/v hiến cúng 202.789 m2 đất cho Thượng Tọa Thích LệTrang để xây ngôi Đại Hùng Bảo Điện với tên gọi là chùa Quốc Ân Khải Tường đểthờ tượng Phật Ngọc, chùa trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Đồng Nai.


Ngày 27/10/2009 Trung Ương Giáo Hội có công văn số 476/CV/HĐTS giới thiệu Thượng Tọa Thích Lệ Trang, được Phật Tử Hùynh Văn Mạnh và Lê Thị Ánh Tuyết hiến cúng 20 ha đất (giấy hiến cúng ký tên ngày 01/07/2009) tại xã Long Phước, huyện Long Thành để xây chùa Quốc Ân Khải Tường thờ tượng Phật Ngọc.


Ngày 13/10/2009, Sở Tài Nguyên & Môi Trường có văn bản số 2924/TNMT-QHKH giới thiệu và trình địa điểm đầu tư xây dựng chùa Quốc Ân Khải Tường lên UBND tỉnh Đồng Nai.


Ngày 15/10/2009, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai có ý kiến về địa điểm đầu tư xây dựng chùa Quốc Ân Khải Tường.


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Cao Sơn Lưu Thủy Ngộ Tri Am, tác giả Trần Đình Sơn , NXB Văn Hóa
Tp.HCM ấn hành năm 2009.
- Sách Biên niên sử Phật giáo Gia Định-Saigon, Tp.Hồ Chí Minh NXB
Tp.HCM ấn hành năm 2001 )
- Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam, của Vân Thanh xuất bản tháng 03
năm 1975
- Tư liệu Văn bản tại VP Tỉnh Hội Phật Giáo Đồng Nai năm 2009
- Tổ Đình Quốc Ân Kim Cang của HT Thích Giác Quang, năm 2007
- Hội thảo khoa học 300 năm PG Gia định-Saigon-Tp.HCM, NXB Tp.HCM năm 2001.

Ngày 31.12.2009
Phổ Đà Sơn
biên sọan

http://www.khuonggroup.com/Admin/Images/3cgutcm5.as0_CHUA%20QUOC%20AN.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét