14 thg 12, 2012

TẢN MẠN ĐÔI HÀNG VỀ BÀI THƠ LAI NGUYÊN của LỤC BÌNH

LAI NGUYÊN
(Cảm nhận “Giờ trái đất” )
Tìm về vô thủy vô chung
Vô sinh lực giả non sùng méo nghiêng
Lừng khừng vô pháp vô thiên
Chừng bao nhiêu đó cũng điên đảo rồi…

Nước đầy sông, không đắp bồi !
Vô trung sinh hữu người đòi nhân duyên
Tiếng ve trỗi giọng thu thiền
Tiếng lòng thở nhẹ đêm phiền thiên cơ …

Giờ trái đất - thời khắc mơ !
Quay về nguồn cội ầu ơ núi rừng
Đàn ai lâu lắm bỗng dừng
Nay tình tang khẩy hát mừng cố tri…

Lai nguyên tự thưở nhu mì
Lui không nỡ, về quên đi thề nguyền
Buồn cho Lưu Nguyễn mơ Tiên
Dễ gì quay lại tình miền Thiên Thai …

LỤC BÌNH
(24.3.2010)



Tản mạn đôi hàng về bài thơ Lai Nguyên của nhà thơ Lục Bình

Đi về sao chẳng về đi,
Ruộng hoang vườn rậm còn chi không về?
Đem tâm đểhình kia sai khiến,
Còn ngậm ngùi than vãn với ai?

Đó là những câu mở đầu của bài Quy khứ lai từ của Đào Tiềm (365-427), nhà thơ thời Đông Tấn, nói lên tâm trạng của nhà thơ trên đường trở về quê cũ sau khi trả ấn từ quan. Lai nguyên tức Về Nguồn Cội của nhà thơ Lục Bình cũng mang nỗi u hoài, cảm nhận về nguồi cội của con người và thế giới chúng ta đang sống.
Trái đất màu xanh này, có ai biết rằng nó được hình thành qua bao nhiêu thiên niên kỷtrong vũ trụ bao la của hàng triệu tỷ dãi ngân hà. Vũtrụ thì vô thủy vô chung, không có khởi đầu, không có kết thúc, và rằng khoa học ngày nay vẫn chưa khám phá được mặt mũi chân thật của trái đất từ thưở hồng hoang nó ra làm sao. Thưở đó hẳn là chưa có sự sống nào cả, cứ tưởng tượng như sao Hỏa hiện nay thì biết:


Tìm về vô thủy vô chung
Vô sinh lực giả non sùng méo nghiêng



Tôi rất thích cái cách nhà thơ dùng từ rất gợi hình và gợi cảm. “Non sùng méo nghiêng” cho ta cái cảm tưởng núi non cao vời, dị dạng và cũng có cái tình cảm trong đó: núi non mà cũng biết sùng (bố), biết méo (mặt, giận dỗi), biết nghiêng (nghiêng làm dáng). Lừng khừng là một tĩnh từ chỉ cho trạng thái tâm lý chưa yên ổn, chưa dứt khoát, còn do dự. Trái đất khi ấy còn “lừng khừng” lắm vì vẫn còn đang hình thành. Trong Phật giáo có quan điểm về vũ trụ thế giới được tạo thành qua bốn giai đoạn là thành, trụ, hoại và không. Giai đoạn thành được diễn tả qua khổ thơ thứ nhất. Giai đoạn hiện tại chúng ta đang sống là trụ. Bao lâu nữa trái đất sẽ bị hủy hoại và tan vỡthì chưa ai biết, chỉ biết là mình đã theo ông bà ông vãi rồi. Giai đoạn không là lúc trái đất bị hủy diệt hoàn toàn, tan biến thành một đám mây bụi, cuốn hút vào vòng xoáy của vũ trụ. Ai mà sống vào thời đại đó chắc hẳn không vui gì thậm chí còn “điên đảo” bởi tất cả rối tung lên, “vô pháp vô thiên” (không phép tắc, không thiên lý) trong ý nghĩa không có trật tự và ổn cố:
Lừng khừng vô pháp vô thiên
Chừng bao nhiêu đó cũng điên đảo rồi…

Khổthơ thứ hai là nói về giai đoạn trái đất trụ ở. Sự sống bắt đầu bằng nước. Có nước là có sự sống:
Nước đầy sông, không đắp bồi !
Vô trung sinh hữu người đòi nhân duyên

Từ nơi cái không có gì (: vô trung) trở thành có sựsống (:sinh hữu). Các dòng sông mới hình thành nên chưa có hiện trạng đắp bồi; đắp bồi cần có thời gian. Tất cả sự vật hiện tượng đều không thể tự sinh, vì trước khi sinh ra, chính mình đã không có, làm sao mà tự sinh được. Đạo lý này bác bỏ những thuyết cho rằng, có đấng tạo hóa hay có tính hỗn độn tựnhiên sinh ra, không cần có nguyên nhân. Những nhân sinh ra một sự vật luôn là số nhiều. Số nhiều đó bao gồm nhiều nhân tố và duyên tốcùng có một lần, cùng kết hợp ảnh hưởng lẫn nhau. Và còn đòi hỏi yếu tố chín mùi của thời gian nữa. Thí dụ cây lúa cần có hạt giống, đất ruộng, nhân công, nắng mưa, thời tiết … và thời gian để trổ bông lúa. Có sự sống là có sinh vật, thực vật, động vật và con người. Tất cả đều theo một quy luậtđòi hỏi của chuỗi nhân và duyên đắp đổi, hổ tương, tiếp nối không bao giờ dứt. Con người khác với mọi sinh loài là có ngôn ngữ và văn tự để biểu cảm. Biết bao áng văn thơ diễn tả mùa thu:

Ở bên kia thành phố có sương mù
Ai hát đấy, ta buồn như cỏ dại
Dậy thôi em, mùa thu không trở lại
Giấc mơ nào trên cỏ hãy còn xanh …
(Mùa thu không trở lại – Nguyễn Việt Chiến)
Với biết bao cảm xúc rất thật và rất thiền:
Tiếng ve trỗi giọng thu thiền
Tiếng lòng thở nhẹ đêm phiền thiên cơ.

Đời sống bao giờ cũng có những muộn phiền, lo âu, thấp thỏm … Những ưu phiền ấy là tiếng lòng của mỗi đời sống: đời sống của anh, đời sống của chị, đời sống của tôi và của muôn loài. Tất cả xoay vần trong cái quy luật gọi là thiên cơ. Thiên cơlà bộ máy của trời đất có gồm có hai bánh xe lớn và năm bánh xe nhỏ chạy ăn khớp với nhau như một guồng máy. Hai bánh xe lớn là âm dương và năm bánh xe nhỏ là ngũ hành. Bộ máy này vận hành theo trật tự riêng của nó, nếu mất trật tự thì trờiđất đảo lộn. Thí dụ bốn mùa xuân hạ thuđông phải theo đúng trật tự, và xoay chuyển lôi cuốn vạn vật vận hành theo nhịpđiệu. Bên trong cơ thể tiểu vũ trụ là mỗi con người chúng ta cũng có âm dương, mà tiêu biểu là năng lực của thủy hỏa. Nếu biết vận hành thủy hỏa bên trong hợp chiều của đại vũ trụ thì con người trở nên quân bình, thanh tịnh, sinh lực dồi dào; còn thủy hỏa vận chuyển trái chiều vớiđại vũ trụ thì sinh bịnh hoạn, động loạn hay tử vong.
Thiền là sự vắng lặng tâm thức nhưng không phải là sự yên lặng mà tư tưởng có thể nhận thức được. Thiền không phải là cái vắng lặng của một buổi tối. Nó thật sự vắng lặng khi tất cả những tư tưởng, lời nói và nhận thức hoàn toàn ngừng bặt. Thiền là sống với phút giây hiện tại là thời điểm linh thiêng, là giờ phút hội ngộ của chính mình. Vì lẽ, những điều quá khứ là những cái đã qua, mà những kỳ vọng trong tương lai là điều chưa tới. Thiền là cái sống thực, sống còn, sống vĩnh cửu của một tâm hồn trong sáng, không đau thương, than vãn một thời vàng son đã qua, hay nuôi một hoài bão huy hoàng trong tương lai sẽ tới. Đó là một thực tại nhiệm mầu:

Túy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt hiện toàn thân.
(Trúc biếc hoa vàng đâu ngoại cảnh
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân)
Khóm hoa đầu ngõ trúc, "tiếng ve trỗi giọng” vào một buổi trưa mùa thu chính là sự sống, là thiền vị - mùi vịthiền.
Khổthơ thứ ba nói về Giờ trái đất:
Giờ trái đất - thời khắc mơ !
Quay về nguồn cội ầu ơ núi rừng

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: "Giờ TráiĐất (Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên(World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm (năm 2009 là 28 tháng 3).Bắt đầu từ năm 2007Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Nhờ các phương tiện truyền thông, sốngười năm 20082010. là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người. Giờ trái đất năm nay sẽ là từ 8h30 đến 9h30 ngày 27 tháng 3 năm. Mục đích của sự kiện này nhằmđề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải điôxít cacbon, một khí gây ra hiệu ứng nhà kính và nhằm đánh động sự chú ý của mọi người với ý thức bảo vệ môi trường. Việc này cũng giúp làm giảm ô nhiễm ánh đèn, và trong năm 2008, sự kiện này cũng trùng khớp với thời gian bắt đầu của Tuần lễ Quốc gia về Bầu trời tối (National Dark Sky Week)Hoa Kỳ.
Nhà thơ cho rằng ý thức bảo vệ tráiđất là thời khắc của cõi mơ, mơ về nguồi cội của trái đất, của thiên nhiên, của“ầu ơ núi rừng”. Núi rừng đâu có tội, có công là khác cho nhân loại, thế mà con người ngày nay cứ tàn phá và diện tích rừng càng thu hẹp. Trái đất có thành, trụ, hoại và không. Con người có sinh, trụ, dị và diệt. Khi mới sinh ra làm một em bé bụ bẩm dễ thương, ai cũng muốn nựng. Trẻ con thì “lừng khừng vô pháp vô thiên, chừng bao nhiêu đó cũng điên đảo (cha mẹ) rồi…”Đó gọi là sinh ra. Tiếp theo là tuổi trưởng thành, gọi là là trụ vững. Lớn lên nữa học hỏi bao điều từ học đường và xã hội, con người khi ấy đã có cái nhìn chín chắn vềmình, về gia đình, xã hội, nhân sinh. Đó gọi là dị biệt. Cuối cùng là con đường mà ai cũng phải đi qua là sự chết, gọi là diệt mất. Nhưng không phải ai cũng biết quay về chính mình, như một khóm lục bình, đời người nổi trôi theo dòng chảy của được mất, hơn thua, thành bại, khen chê … đến nỗi tự đánh mất bản thân hồi nào không hay. Nhà thơ là một trong những người hiểu bản thân mình nhất:
Đàn ai lâu lắm bỗng dừng
Nay tình tang khẩy hát mừng cố tri…

Nhưmột người nghệ sĩ đã cất đi đã lâu cây đàn thân yêu, đã thôi không còn khẩy những cung đàn nốt nhạc trầm bỗng, thì nay gặp được cố tri, tức người tri âm, người biết thưởng thức âm nhạc của mình. Làm sao không vui mừng cho được, “nay tình tang khẩy hát mừng cố tri”. Cố tri không ai xa lạ, chính là bản thân của mình. Đánh mất bản thân thì như người bỏxứ ra đi biền biệt, giờ tìm về quê cũ gặp lại cố nhân. Như vậy, về thế giới chúng ta đang sống thì mong sao ngày một tốt đẹp như thưở hoang sơ, không tham lam, hận thù và si mê; về tự thân mỗi đời sống thì mong sao ngày một thăng hoa, tránh không bị vật chất tha hóa và tâm tư thác loạn. Đó là lai nguyên, là về lại nguồn cội:
Lai nguyên tự thưở nhu mì
Nguồn cội là cái gì đó rất “nhu mì”, rất tự nhiên pha chút hoang sơ, là “non sông nghiêng bóng trăng chênh chếch, trăng rụng sương rơi sáng điệp màu”, thếnên “lui không nỡ, về quên đi thề nguyền”.


Huyền thoại về hai chàng lãng tử Lưu, Nguyễn lênhđênh trên sóng nước lạc lối vào chốn bồng lai tiên cảnh Đào Nguyên, được các tiên nữ ca múa vũ khúc Nghê Thường, dâng tặng hai trái đào thơm... hoa tiên gặp bướm trần gian. Lưu, Nguyễn trên tiên cảnh lâu ngày rồi cũng nhớ trần gian muốn trở về. Các tiên nữ bảo một ngày trên cõi tiên bằng một trăm năm hạ giới, hai chàng về trần rồi sẽ không trở lại được Đào Nguyên, nhưng họ nhất định xuống trần.Khi về đến nơi thì họ hàng bà con không còn ai cả, không ai biết các chàng là ai, họ bảo có nghe nói tổ tiên mấy đời có tên như thế,hai chàng trở lại Đào Nguyên nhưng không tìm lại được, về sau cả hai biệt tăm biệt tích không còn ai nghe nói tới nữa.
Buồn cho Lưu Nguyễn mơ Tiên
Dễ gì quay lại tình miền Thiên Thai …

Miền Thiên thai là niềm mơ ước trở về của chúng ta:
Gió từ chín cõi thổi dài
Chúng sanh, tâm Phật chẳng hoài tìm riêng
Thiên thai ở khắp mọi miền
Bừng lên tâm cảnh hết phiền mộng mê.

4/5/2010
Thiện Quang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét