17 thg 12, 2012

NGỦ QUÊN của LỤC BÌNH

NGỦ QUÊN
(Có khi thấy mình bay trong mơ …)
Ta đi bằng lá trên khôngBằng mây ở cõi tiên bồng nước ThiênTa về trong giấc cô miênVấn tâm ư tĩnh vô miền mênh mông
Ngại gì nhất tiếu thiên kimRa đi bằng sợi mĩ tiên cõi trầnThân bất tưởng, ý không cần !Nay khỉ nhảy nhót, mai phần ngựa phi…Con tim yêu đến lạ kìĐập hoài từ lúc mẹ thì gặp cha !
Ru hời mãi cũng đến giàMĩ nhiên chốn đó hay là người Tiên !Thật hư giữa cõi nhân duyên.Khều thêm chút lửa muộn phiền bể dâu…
Đầu thu - người đã cuối thuCâu thơ lãng đãng lời ru cuối trờiHình hài một thưở giữa đờiMình hay lá cũ đậu chơi vườn nhà
Mai kia bỗng lại manh nhaHạt mầm hóa nhú thật thà ngủ quênNghỉn năm bóng sắc không tênMình ngồi đây ngỡ dập dềnh kiếp xưa...
LỤC BÌNH(28.7.2010)
Ngày xưa có Lư Sinh đi thi không đỗ, vào hàng cơm nghỉchân. Có một lão già cho mượn một cái gối nằm. Lư Sinh ngủ và chiêm bao thấy đỗtiến sĩ, làm quan to, vinh hiển hơn 20 năm, gia đình hưng vượng, con cháu đầyđàn. Tỉnh ra mới biết ấy chỉ là một giấc mộng “hoàng lương”, nồi kê nhà hàng còn chưa chín. Ngày nay có Lục Bình nằm ngủ thấy mình bay trong mơ, cởi mây cởi lá lên cõi thiên đàng nước tiên:
Ta đi bằng lá trên không
Bằng mây ở cõi tiên bồng nước Thiên
Trong “giấc ngủ cô đơn”, tác giả thấy mình bay đi rồi bay về trong cái ý thức duyên với cảnh trong mộng (mộng trung ý thức). Và để đi vào cái không gian mênh mông của cảnh trời Tự tại, mình phải biết hỏi (vấn) tựtâm rằng tâm ấy có ở trong trạng thái tĩnh lặng (ư tĩnh) hay không thì mới có thể đi vào (vô) miền tĩnh lặng của tự tánh:
Ta về trong giấc cô miên
Vấn tâm ư tĩnh vô miền mênh mông
Đó chỉ là giấc mơ thôi, mơ thấy nàng tiên đẹp tuyệt trần với một nụ cười đáng giá ngàn vàng (nhất tiếu thiên kim). Tỉnh mộng rồi thì thấy những hình ảnh trong mơ chỉ là hư dối không thật, vì vậy “ngại gì nhất tiếu thiên kim”. Từ mộng mị trở về hiện thực cuộc sống, thấy rằng cõi trần gian này, được cấu thành bằng những “sợi mĩ tiên”, cũng đẹp nhưcõi trời Tha Hóa. Đối với hiện thực trần gian mình phải đối diện hằng ngày thì những tơ tưởng, mong cầu của thân tâm, của ý tưởng về những gì xa xôi ngoài tầm tay với là không thực tế, cho nên “thân bất tưởng, ý không cần!” là vậy.
Có một sự thật nữa mà ít ai để ý là, tâm ý của mình nhưmột dòng thác đổ tương tục không lúc nào ngừng dứt, hễ còn thức là còn suy nghĩ, toan tính, so đo, phân biệt phải trái, tốt xấu, đúng sai. Con người khác với loài vật là sự tư duy, nhưng cái mà làm cho con người đâm chém nhau, giành giựt đấu tranh nhau là vì có suy nghĩ nhưng lại là suy nghĩ sai lầm, do vậy mà dẫn ra nhiều hệ lụy khổ đau. Cho nên, phải cẩn thận với cái tâm vượn khỉ, cái tâm ngựa phi, “nay khỉ nhảy nhót, mai phần ngựa phi…” Lý trí là vậy, con người còn có phần tình cảm biết yêu thương, và đó là điểm mạnh của con người mà nhờ nó mà cuộc đời sẽ đẹp, vơi khổ khi con người ta biết thương nhau. Tình cảm đó được nuôi nấng, đắp bồi từ tình yêu thương của cha mẹ:
Con tim yêu đến lạ kì
Đập hoài từ lúc mẹ thì gặp cha !
Lời ru của mẹ, sự ân cần của cha mãi mãi là hành trang vào đời của mỗi người cho đến tuổi già. Tình cảm đó, hình ảnh thân thương về cha mẹ tượng trưng cho cái đẹp tựnhiên (mĩ nhiên) không son phấn, hay nói khác đi cha mẹ là những tiên ông, tiên bà trong lòng người con trẻ:
Ru hời mãi cũng đến già
Mĩ nhiên chốn đó hay là người Tiên !
Hình ảnh ông Bụt trong truyện cổ tích không biết “thật hư” thế nào, nhưng phải công nhận rằng cõi phù sinh trần thế này là một sự kết hợp của những nhân và duyên. Ai tự nhận mình “độc lập”, đứng riêng một mình, thì chỉ là lối nói tương đối, kỳ thật chúng ta sống trên cõi đời này là phải có sự tương quan tương duyên giữa mình với gia đình, với tha nhân, với cộng đồng, với xã hội, với đất nước, với nhân loại. “Cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt, cái này có nên cái kia có, cái này không nên cái kia không”, đó là nguyên lý nhân duyên. Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ, một người sống tốt thì cộng đồng xã hội cũng tốt đẹp hơn lên. Chân thật và hư dối là hai mặt của cuộc đời. Giữa thật và hư chỉ cách một lằn ranh mong manh, và chính vì vậy mà những “muộn phiền bể dâu” nảy sinh từ cái thật và cái hư đó. Người chân thật thì bị lừa dối, kẻ dối gian mà được tưởng chân thật. Tình thật, tình giả, lòng chân, lòng gian … biết bao thăng trầm nhân thế, nghĩ vậy mà buồn, nhắc đến như là “khều thêm chút lửa muộn phiền” trước sự thay đổi bể dâu trần thế:
Thật hư giữa cõi nhân duyên.
Khều thêm chút lửa muộn phiền bể dâu…
Đời là vậy, xoay vần đắp đổi theo dòng thời gian: xuân sinh hạ trưởng thu liễm đông tàn. Bây giờ đã vào đầu thu, lá vàng rơi rụng chơi vơi vệ đường; và tác giả nhìn lại mình, giật mình mình cũng đã vào cuối thu: “Đầu thu - người đã cuối thu”.
Vào cái tuổi xế chiều, những “câu thơ lãng đãng” là “lời ru cuối trời” của tác giả, trong đó có cả lời ru của mẹ. Bẩm thụ thể chất tiết ra của cha mẹ, vay mượn những yếu tố tương quan, cộng thêm nghiệp lực thắt buộc mà có ra thân thể hình hài, sống đời sống của nó: “Hình hài một thưở giữa đời”. Đời sống ấy có thành trụ hoại không, sinh già bịnh chết, và tác giả rất ý thức, “hay biết” về cái tiến trình rất đỗi tự nhiên mà nhiều khi không muốn nghĩ đến: “Mình hay lá cũ đậu chơi vườn nhà”.
Tiến trình sinh tử, tử sinh vẫn cứ tiếp diễn từ ngànxưa đến ngàn sau. Sự mất đi của hôm nay là sự sinh ra của “mai kia”:
Mai kia bỗng lại manh nha
Hạt mầm hóa nhú thiệt thà ngủ quên
Khi chuyển sinh qua đời sống khác, như khi mình được sinh ra trong đời sống này, mình sẽ không nhớ gì cả về những sinh hoạt, quan hệ, hành vi, đời sống của kiếp trước. Nội như những gì xảy ra của tuần trước, ngày hôm qua, chúng ta còn không nhớ rõ thì nói gì đến những gì xảy ra ở tiền kiếp. Đó là trạng thái “ngủ quên”, tức vô minh trong nhà Phật thường nói đến. Một hình hài mới được tạo thành trong bào thai, chưa được đặt tên, chỉ là phần xác thịt vật chất được gọi là sắc. Quá trình ấy diễn ra từ muôn triệu kiếp: “Nghìn năm bóng sắc không tên”. Khi sinh ra, cha mẹ đặt cho cái tên gọi, rồi “ăn no chóng lớn”, đi học, trưởng thành, yêu đương, lập gia đình, sinh con đẻ cái, già bịnh sống chết … cứ thế tiếp diễn. Tác giả đang sống trong hiện tại, vẫn có ít nhiều trăn trở, ngỡ về một đời sống “kiếp mai” có dập dềnh lênh đênh như kiếp sống hôm nay không: Mình ngồi đây ngỡ dập dềnh kiếp bên ….
Câu trả lời bỏ ngõ, tùy người đọc cảm nhận. Nhưng có một điều nên biết: “chết thì chắc chắn, nhưng sống thì không chắc”. Vậy thì, chúng ta hãy sống sao cho có ý nghĩa, để sự hiện hữu của mình trong đời sống hiện tại trở nên có ích cho mọi người, mọi loài, cho hiện tại và cho tương lai.
http://files.myopera.com/muanangmoi-B52-PBC/blog/Tram%20nam.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét