18 thg 12, 2012

KIẾN TÁNH - KHỞI TU

http://images.yume.vn/blog/201007/03/1278098497_thiendatmatosu6.jpg

KIẾN TÁNH
菩提本無樹 明鏡亦非臺
本來無一物 何處惹塵埃

Bồ đề bổn vô thọ Minh cảnh diệc phi đài,
Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai?

Bồ đề vốn không cây Gương sáng cũng chẳng đài,
Xưa nay không một vật Chỗ nào dính bụi trần?

(六祖慧能 - Lục Tổ Huệ Năng)
Tâm là tịnh tâm, thì Tâm này là cái Tâm chân như thuộc chân lý bậc nhất (1) tự tánh viên dung, thể đủ diệu dụng, chỉ do thánh trí tự giác (2) thể hội, chứ không phải tư duy thường tình hiểu thấu. Thế nên được nói là ngôn ngữ mất, tư duy diệt, không thể gọi bằng từ ngữ, không thể chỉ bằng khái niệm. Tại sao, vì Tâm thì siêu việt từ ngữ và khái niệm. Tâm siêu việt từ ngữ nên không thể thiết lập từ ngữ để nói đến Tâm, Tâm siêu việt khái niệm nên không thể căn cứ khái niệm để nói đến Tâm. Do vậy mà nay nói đến thể trạng của Tâm thì thật rất khó. Chỉ có thể nói cái khái niệmđược tách rời để chống lại và hủy diệt khái niệm ấy mà tự thể hội. Ấy là Tâm này xưa nay tách rời tất cả khái niệm, bản thể thuần nhất, bất biến: phi có, phi không, phi chẳng có chẳng không, phi cũng có cũng không; phi quá khứ, vịlai, hiện tại; phi trên, giữa, dưới; phi đây, kia; phi động, tĩnh; phi nhiễm, tịnh; phi thường, đoạn; phi sáng, tối; phi một, khác, v/v, phi tất cả khái niệm "4 câu" (3)như vậy. Nói tổng quát, Tâm phi tất cả pháp có thể nói có thể nghĩ, lại phi tất cả pháp không thể nói không thể nghĩ, tại sao, vì không thể nói không thể nghĩlà đối với có thể nói có thể nghĩ mà có, không phải là pháp tự thể, tức không phải tịnh tâm. Do vậy nên chỉ biết tất cả pháp có thể nói có thể nghĩ không thểnói không thể nghĩ toàn không phải tịnh tâm, mà chỉ là hư tướng do tịnh tâm hình thành. Nhưng hư tướng ấy không thứ gì tự thật, có là chẳng có. Cái chẳng có ấy cũng không thể nhận lấy, tại sao, vì có vốn chẳng có, có vốn chẳng có thì làm gì có cái khái niệm chẳng có. Do vậy phải nhận thức bản thể Tâm không thểbiết bằng tư duy, không thể nói bằng mô tả, tại sao, vì ngoài Tâm thì không có pháp nào, không có pháp nào thì cái gì biết được nói được Tâm ấy. Như vậy thì nên biết cái biết cái nói chỉ là hư vọng, không thật mà có, xét thật thì không. Cái biết đã không thật thì cái được biết thật sao được. Biết với được biết đều không thật, mà Tâm là thật, nên không thể đem cái biết mà biết Nó. Ví như mắt thì không thể tự thấy; ngoài mắt ấy phải có mắt khác mới thấy mắt ấy, như vậy là có 2 con mắt, của ta và của người. Tâm không như vậy. Tâm là Như, ngoài Nhưkhông có pháp nào. Thêm nữa, Tâm không tự biết thì có cái biết nào để biết Tâm ấy. Phàm phu biết Tâm thì cũng như người ngu mở lớn mắt ra để tìm mắt mình, bảo cái này cái kia là mắt mình, nhưng rốt cuộc vẫn không tự biết mắt mình. Do vậy mà nên nhận thức, rằng có biết và có được biết chỉ là Tâm mình bị vọng tưởng vô thỉhuân tập, không biết tự tánh nên vọng sinh phân biệt, ngoài Tâm dựng lên cái Tâm(4), lại đem vọng tưởng mà nhận lấy làm Tâm. Nhưng nói xác thật thì cái tướng ấy chính là thức tướng (5)không phải là Tâm.
KHỞI TU
身是菩提樹 心如明鏡臺
時時勤拂拭 勿使惹塵埃

Thân thị bồ đề thọ Tâm như minh cảnh đài,
Thời thời cần phất thức Vật sử nhạ trần ai.

Thân là cây bồ đề Tâm như đài gương sáng,
Luôn luôn siêng quét lau Chớ để dính bụi trần.

(神秀 - Thần Tú)

Nói pháp dơ bẩn cũng có 2: một, nói có đủ tính dơ bẩn, hai, nói cóđủ dụng dơ bẩn. Một, có đủ tính dơ bẩn là Tâm dẫu nhất vị, siêu việt khái niệm, nhưng vẫn có đủ mọi tính của pháp dơ bẩn sinh ra sinh tử, làm ra sinh tử. Thếnên trong kinh nói tâm tánh đồng nhất mà sinh ra mọi thứ quả báo, đó là sinh ra sinh tử; lại nói pháp thân lưu chuyển trong năm đường nên nói là chúng sinh, đó là làm ra sinh tử.
Hỏi: Nếu Tâm vốn đủ tính dơbẩn thì đáng lẽ không thể chuyển phàm thành thánh?
Đáp: Nếu Tâm chỉ đủ tính dơbẩn thì không thể chuyển phàm thành thánh. Tâm đã đủ cả 2 tính dơ bẩn trong sạch thì tại sao không thể chuyển phàm thành thánh.
Hỏi: Cái dụng phàm thánh không thể cùng sinh thì cái tính dơ bẩn trong sạch làm sao cùng có?
Đáp: Tâm nơi mỗi một chúng sinh hay nơi mỗi một đức Phật đều vốn đủ cả 2 tính mà vẫn không sai biệt, nhất vị bình đẳng, cổ kim bất hoại (6), chỉ do nghiệp dơ bẩn huân tập tính dơ bẩn thì sinh tử biểu hiện, do nghiệp trong sạch huân tập tính trong sạch thì niết bàn biểu hiện. Nhưng khi Tâm nơi mỗi một chúng sinh do huân tập mà biểu hiện sinh tử thì vẫn không trởngại gì Tâm có tính trong sạch; khi Tâm nơi mỗi một đức Phật do huân tập mà biểu hiện niết bàn thì cũng không trở ngại gì Tâm có tính dơ bẩn. Vì ý nghĩa này mà mỗi một chúng sinh hay mỗi một đức Phật đều có đủ 2 tính dơ bẩn trong sạch. Tâm thì pháp nhĩ (7)là như vậy, chưa bao giờ không đủ. Chỉ do sức mạnh huân tập mà khởi ra tác dụng thì trước sau không cùng lúc. Do vậy, sự huân tập của nghiệp dơ bẩn mà đình chỉthì gọi là chuyển phàm, sự huân tập của nghiệp trong sạch mà khởi dụng thì gọi là thành thánh, nhưng 2 tính của Tâm thật không thành không hoại. Thế nên căn cứthể tánh mà nói thì dơ bẩn trong sạch cùng đủ, căn cứ huân tập mà nói thì phàm thánh khác lúc. Trong kinh đã nói trong pháp thanh tịnh không thấy một pháp gì thêm lên, đó là nói tính trong sạch vốn đủ, không phải mới có; lại nói trong pháp phiền não không thấy một pháp nào bớt đi, đó là nói tính dơ bẩn vốn đủ,không thể hủy diệt (8). Nhưng do yếu tố đối trị thì bát nhã trong sáng hiện ra là nghiệp trong sạch huân tập nên thành thánh, phiền não vọng tưởng sạch hết là nghiệp dơ bẩn đình chỉ nên chuyển phàm.
(1) Đệ nhất nghĩa đế. Trái lại, thế tục nghĩa đế là chân lý phổ thông.
(2) Tuệ giác của các vị thánh (thánh trí) thể hội từ bên trong (tự giác).
(3) Thí dụ có không thì có là 1, không là 2, chẳng có chẳng không là 3, cũng có cũng không là 4. Những khái niệm khác cũng hàm có diễn biến như vậy.
(4) Ấy là đối tượng hóa Tâm ra mà phân biệt.
(5) Thức tướng: ấn tượng của thức.
(6) Đoạn này rất quan trọng, nói rất tắt mà rất rõ về thuyết tính cụ của Thiên thai tông.
(7) Pháp nhĩ là ngữ khí như thổ ngữ, có nghĩa như nói thế đấy, vậy đó, không phải điều kiện hay lý do gì hết.
(8) Thế nhưng phải hiểu tính dơ bẩn nơi Phật mà khởi dụng, thì dụng đó là tùy lục đạo chúng sinh mà khởi lên cái dụng độsinh bất khả tư nghị. Thuyết tính cụ của Thiên thai tông là như thế này đây.
(Trích Luận Chỉ Quán – Tôn giả TuệTư – H.T Trí Quang dịch giải)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét