17 thg 12, 2012

ĐIỀU GÌ CÓ ÍCH CHO TA VÀO LÚC CHẾT ?

http://fineartamerica.com/images-medium/the-third-eye-robert-donaghey.jpg

Gin d nht là hãy loi tr dn nhng gì không có ích cho ta. Rõ ràng là khi chết, phn đông nhng gì ta ưa thích lúc còn sng không còn giúp ích gì cho ta được na, ít ra là không giúp trc tiếp. Thế là ca ci, gia tài mà ta đã khó khăn lm mi gom góp được, nay s hoàn toàn vô dng. Chức vị, thanh danh, tên tuổi cũng thế... Người thân cũng không còn trực tiếp giúp ta được: cha mẹ, con cái, vợ chồng, y sĩ, bạn bè kể cả sư phụ hay đệ tử,không ai ngăn cản nổi cái chết, ngay cả những người mà ta đặt hết tin tưởng và trông cậy cả một đời
Hãy suy nghĩ một chút. Hiển nhiên là khi ta nhắm mắt lìa đời, thân và tâm vi tế sẽrời khỏi cái vỏ vật chất trước để hướng đến một nơi tái sinh khác, thì của cải và tài sản sẽ hoàn toàn vô dụng, trong ý nghĩa là ta không đem theo được gì cả.Đừng nghĩ rằng vì ta đã thành công và sung túc, ngay cả giàu có đi nữa nên ta có thể đầu thai trở lại cùng với tiền bạc của cải vật chất. Điều này không thể được. Hơn nữa, ta cũng không thể đem bất cứ ai đi theo ta, kể cả những người thân yêu nhất. Ngay cả khi ta cảm nhận được một sự ràng buộc rất mật thiết, trên phương diện tâm linh hay gì khác, với một số người nào đó, những sự ràng buộc này cũng không còn “ích lợi” nữa, trong ý nghĩa là họ không có cách nào đi theo ta một quãng đường xa hơn.
Sựthật, chết nghĩa là thân và tâm vi tế phải tiếp tục con đường của mình để hướngđến một cuộc sống mới, nhưng không thể đem theo những gì mà mình đã sở hữu suốt cả cuộc đời vừa mới chấm dứt, cũng không thể dắt theo một người nào, dầu thân thiết đến đâu đi nữa. Vả lại, ngay cả cái thân thể nhờ những nghiệp lực đặc thù nào đó mà ta đã lấy được lúc phôi thai và đã sử dụng từ đầu đến cuối cuộc đời, chính cái thân thể gần gũi và trung thành với ta dường ấy, ta cũng bắt buộc phải bỏ lại sau lưng.
Nói tóm lại, tất cả những gì mà suốt đời chúng ta đã gọi là “của tôi”, đã nói là“thuộc về tôi”, “tôi có”, thì khi chết đi đều không thuộc về ta nữa, mà sẽ lọt vào tay những chủ nhân khác, cũng một cách tạm bợ không kém. Điều này áp dụng cho tất cả: tiền bạc, quần áo, nhà cửa, và ngay cả thân thể – thi thể – không còn là của ta, mà sẽ thuộc về những người ở lại, những người thừa kế của ta v.v... Và rồi có một ngày, họ cũng sẽ phải trải qua cảnh huống ấy.
Thếthì tất cả những của cải vật chất mà ta sở hữu trong suốt một đời, ta đều phảiđể lại khi chết đi, và chúng qua tay người khác. Còn đối với người thân, những người gần gũi nhất – cha mẹ, con cái v.v... – thì chết có nghĩa là phân ly với họ, vĩnh viễn. Ta sẽ không bao giờ gặp lại họ nữa. Nói thế không có nghĩa là chúng ta sẽ không gặp lại họ trong những kiếp tái sinh, nhưng chắc chắn là sẽkhông như trước nữa. Phải, chúng ta có thể gặp lại họ, nhưng trong những bối cảnh hoàn toàn khác biệt, trong ấy mỗi người sẽ có một địa vị không giống chút nào với những quan hệ mà ta đã đan kết trong kiếp sống này, những quan hệ mà ta hằng tha thiết.
Đểdiễn tả tất cả những cảnh phân ly và nhấn mạnh tính chất vĩnh cửu của chúng,đức Phật đã dùng đến đủ loại thí dụ minh họa, nhất là trong kinh Phổ Diệu, Đức Phật đã gợi đến cảnh lá rụng mùa thu. Khi trời trở lạnh và gió thổi mạnh, những chiếc lá trong tán lá hài hòa của ngọn cây bắt đầu rơi xuống và bay tán loạn theo cơn gió lốc. Sau đó, việc cố nhặt chúng về và gắn trở lại lên những cành cây xưa kia để hồi phục tán lá cũ là một công việc vô ích, không thể làm được.
Những chiếc lá cây một khi phân tán thì vĩnh viễn không tụ họp được với nhau nữa, giống như những cuộc phân ly sau cái chết, không thể vãn hồi được. Đức Phật dạy rằng không ai có thể phục hồi những hoàn cảnh y như trước. Ngài cũng lấy thí dụcủa một dòng nước chảy, nó chảy xuống phía dưới và không bao giờ, không bao giờchảy ngược về nguồn.
Vậy thì điều gì có thể có ích lúc ta chết? Để nhận thấy được, ta phải bắt đầu bằng kiểm nghiệm xem ta có thể mang gì theo khi chết đi. Theo Phật giáo, khi ta lìa một cuộc đời để hướng đến một kiếp tái sinh khác, ta chỉ có thể vỏn vẹn mang theo những gì đã tiêm nhiễm trong tâm, hay chính xác hơn, trong dòng tâm thức. Cái gì đã lắng đọng xuống trong dòng tâm thức? Cũng theo Phật giáo, đó là những“dấu ấn”, hay cũng gọi là những “tiềm năng”. Mỗi khi ta tác động lên một trong 3 bình diện thân, khẩu, ý là ta để lại trong tâm một dấu vết, một năng lượng hay một tiềm năng. Và ta chỉ có thể tác động theo hai phương cách: một là xấu, hai là tốt. Kết quả là những tiềm năng mà chúng ta tích tập theo thời gian có thể hoặc tốt hoặc xấu, tùy theo những hành vi phát khởi ra chúng: nếu mang lại lợi ích thì là thiện, ngược lại nếu tệ hại thì là ác.
Nói thế thì điều gì có lợi cho ta khi ta chết? Chúng ta sẽ mang theo, dầu muốn dầu không, tất cả những tiềm năng mà chúng ta đã tàng trữ. Lẽ dĩ nhiên những tiềm năng xấu không thể giúp ích cho ta. Ngược lại, chúng còn gây hại cho ta. Vậy thì cái gì còn lại để ta có thể nhờ cậy vào? Chỉ có những tiềm năng tốt mà thôi. Nếu trong suốt cuộc đời vừa qua chúng ta đã thường xuyên và mạnh mẽ thực hiện những hành vi tốt, chính đáng và vị tha, thì các tiềm năng phát sinh sẽ đi theo chúng ta và rất có lợi cho chúng ta. Chỉ có những hành vi này mà thôi. Ngoài ra, không có gì khác!
http://francois.schlesser.free.fr/f_schlesser/la_fontaine_deau_vive/la_fontaine_deau_vive_m.jpg

Chúng ta chia cuộc đời này thành hai mảng là sự sống và cái chết. Sự chia chẻ này làm cho chúng ta sợ hãi hoang mang. Để TQ kể cho bạn nghe một câu chuyện về "sự thật của cuộc đời":
Có một lần Phật đến Alavi, nói về sự vô thường của sinh mạng. Ngài kết thúc bằng lời khuyên như vầy, "Xin mọi người hãy vận dụng chánh niệm mà quan sát cái chết: chết thì chắc chắn mà sống thì không chắc. Ai cũng phải đối mặt với cái chết. Thế nhưng, ví dụ đối mặt với kẻ thù hay ác thú mà người có khí giới thì không bó tay; cũng là như vậy, đối mặt với cái chết mà người có chánh niệm thì sinh thế giới yên lành".
Có 4 câu hỏi và trả lời: 1. Bạn từ đâu đến thế giới này? - Không biết đời trước của mình là gì; 2. Đời sau bạn sinh về đâu? - Không biết đời sau của mình như thế nào; 3. Bạn có biết hay không biết rằng bạn sẽ chết? - Tôi biết chắc rằng ai (tôi) rồi cũng sẽ chết bằng cách này hay cách khác; 4. Bạn có biết lúc nào bạn sẽ chết không? - Tôi không chắc là tôi sẽ chết khi nào (: chết trẻ, chết già, chết bịnh, chết vì tai nạn ...)
"Chết thì chắc mà sống thì không chắc", như ngài Qui Sơn có dạy về sự vô thường của đời sống: "Vô thường già bịnh không hẹn với ai cả. Sớm còn (sống) tối mất (chết), trong một sát na (thời gian ngắn hơn 1 giây) đã qua đời khác. Khác nào sương mùa xuân, móc buổi sớm, chốt lát đã không; cây bên bờ, dây trong giếng, đâu được lâu bền. Như ý nghĩ này nối tiếp ý nghĩ khác, chuyền biến cực kỳ mau chóng, nên trong một sát na, chuyển hơi thở đã là đời sau. Như vậy tại sao vẫn an nhiên để đời mình trôi đi một cách vô ích ?" (mà không chịu tu mau kẻo trễ)
"Đối mặt với cái chết mà người có chánh niệm sẽ sinh thế giới yên lành". Chánh niệm là tâm không lăn xăn lộn xộn, là đánh đổ những vọng niệm, tạp niệm như: chết là hết, tôi sắp sửa mất tất cả, danh vọng, địa vị, tiền của, người thân; ôi tôi chưa làm xong việc này việc kia, không biết ai có thể gánh vác việc của tôi?; khổ cho con tôi, chúng nó còn nhỏ dại quá, liệu chúng nó có tự lo được không? Chao ôi, tôi sắp lìa xa người tôi thương nhất rồi, phải chi tôi không mắc cái chứng bịnh quái quỉ này v.v... Câu hỏi đặt ra, làm sao tẩy trừ những ý niệm khởi lên trước khi chết, làm sao cho mình ra đi thanh thảnh không chút bám víu mà bám víu chừng nào thì nỗi sợ hãi tăng thêm chừng đó, làm sao để tôi không sợ chết. Chết là chắc chắn nhưng khi bạn sợ chết là vì "cái tôi" lúc nào cũng xâm chiếm trong tư tưởng của bạn. Tôi biết mọi sự đều có kết thúc nhưng trong sâu thẳm của tâm thức, tôi không chấp nhận kết thúc, tôi lúc nào cũng tự tạo cho mình một niềm tin "bất tử", tôi không muốn cuộc đời tôi chấm dứt khi mà tôi đang cảm nhận, tôi hiểu biết, tôi sở hữu tất cả những gì quanh tôi. Dù bạn biết rằng ai rồi cũng chết, dù bạn tin là có kiếp sau, nhưng bạn vẫn không sao thoát khỏi sợ hãi. Làm sao thoát khỏi sợ hãi, bạn phải quán chiếu thân tâm của bạn đề thấy rằng chúng chỉ là một hợp thể của sắc và tâm. Nói sắc là của tôi thì sao nhìn vào gương ngày càng thấy già, mình không là mình của ngày hôm qua. Nhìn vào tâm thì là một dòng ý niệm chuyển biến không ngừng như một dòng thác đổ, tôi khi vầy khi khác. Bạn cần phải hiểu đạo lý sinh diệt: sinh là biểu hiện, diệt là kết thúc; sự kết thúc của giai đoạn này là sự biểu hiện của giai đoạn tiếp theo; như vậy, sinh là diệt, diệt là sinh; sinh không thật sinh, nên nói bất sinh, diệt không thật diệt, nên nói bất diệt. Đức Phật là bậc bất sinh bất diệt là vậy. Sinh diệt chuyển biến là một sự thật của vũ trụ: 1. sát na vô thường: chuyển biến trong từng sát na (tế bào, ý niệm); 2. Tương tục vô thường: chuyển biến trong từng giai đoạn, còn gọi là sanh trụ dị diệt của vũ trụ, là sinh già bịnh chết của con người. Bạn để ý chữ tương tục, nghĩa là tiếp nối không dứt, vậy thì chết là tiếp nối của sự sống mới, khác, tốt đẹp hơn, nếu ngay trong đời này bạn biết tu tập như làm phước, bố thí, phóng sinh, thương người, hơn nữa còn biết niệm Phật cầu sinh cõi nước Cực lạc thì lo gì sự sống chết đến đi. Qui khứ lai hề qui khứ lai ... thế thôi.

Có 3 tánh là thin, ác và vô ký. Trong tánh vô ký (trung tánh) li chia làm 2 loi là: hu phú vô ký (trung tánh mà có ô nhim) và vô phú vô ký (trung tánh mà không có ô nhim). Thc th by, Mt na, tương ưng vi tánh hu phú vô ký, vì chp thc A li da làm t ngã và không có lúc nào mà không chp. Trong s chấp ngã còn có ngã si, ngã kiến, ngã mn và ngã ái. Ngã nhưvy thì không d dit tr; mà không tr được thì vn còn luân hi sinh t. Do vy, như cái cây nghiêng theo chiu gió, con người s tái sinh tùy theo nghip lc ca mình: "Vì nghip lc tht buc mà có thân th, thì chưa ai thoát khi cái ly ca hình hài". Tht buc là nghip huân tp. Trong đi sng hin ti mình huân tp gì thì mình s là cái đó trong hin ti và trong tương lai.
Hung chi xét theo 12 chi phn duyên khi thì vô minh dn đu và ái (dc ái, hu ái và dit ái: khao khát tìm cu khoái lc, khao khát hiu hu tr thành, khao khát không hin hu) chính là nguyên nhân trc tiếp và rõ rt nht phát sinh ra kh và luân hi. Bao gi dit tr được ngã và ái thì mi mong hết tái sinh. Chánh nim là rõ biết, ý thc v thân, th, tâm và pháp; là đánh đ vng nim, tp nim. Chánh nim có nhiu cp bc và phi tu tp mi có. Như hành gi đi vào tam thin mà còn "thường sng trong chánh nim".
Khái nim gi lp tc gi danh có 2 nghĩa: 1. V danh: các pháp vn vô danh, do người gi trao cái danh, do vy tt c danh ngôn đu là hư gi không tht, không khế hp tht th; 2. V pháp: các pháp đu do nhân duyên hòa hp mà thành, không có tht th, vì vy không t sai bit. Da vào gi danh mà có pháp sai bit, lìa danh thì không có pháp sai bit. Tht tướng ca các pháp thì siêu vit gi danh, khái nim đi lp, nh biên, là "đường ngôn ng bt, ch tâm hành dt".
Đi trên con đường trung đo: không sinh không dit, không thin không ác, không dơ không sch, không tăng không gim, không mt không nhiu ... thì phi có trí tu bát nhã, mà mun được như vy phi tu nhiu đi nhiu kiếp sáu pháp ba la mt, huân tp dn cha hai khi phước trí, chuyn hóa tám thc thành bn trí. Nhưng, than ôi, mình còn phàm phu, ngày nào mà không phân bit, không khi ý nim thin, ác, vô ký. Đúng như bác nói, "sng hãy chánh nim, huân tp nhng gì yên lành" thì khi chết s yên lành. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét