17 thg 12, 2012

ĐIỀU CHỈNH ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG

http://batnha.vn/home/images/stories/hp_11154.jpg

Chúng ta thường nói “người mà không lo xa tất có buồn gần” ý nói áp lực mọi lúc mọi nơi luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những áp lực tương đương với nó. Ví dụ thanh thiếu niên thì áp lực chính là bài vở; thành niên lập gia thất thì áp lực là công việc và gia đình; đi vào độ tuổi lão niên thì về hưu , sự cô đơn, và đối diện với cái chết là một áp lực rất lớn.
Trong mỗi một vai trò khác nhau trong cuộc sống thì có những áp lực riêng biệt không tương đồng. Thầy giáo và học sinh áp lực khác nhau; người quản lý và người bị quản lý áp lực cũng khác biệt; làm cha mẹ và làm con áp lực cũng không giống. Mà mỗi một người lại kiêm nhiều vai trò nên áp lực lại có nhiều loại chồng chất lên nhau.
http://www.bayvut.com.au/sites/default/files/imagecache/story_460/story-images/do%20not%20stress_0.jpg

Làm thế nào để đối phó những áp lực? đây là đề tài quan trọng hàng đầu trong tất cả những nỗi lo của người thời này. Ở đây đưa ra vài toa thuốc gia truyền để mọi người tham khảo:
- Đừng chấp nhất những việc nhỏ: chúng ta thường hay chấp nhất những việc rất nhỏ, nếu bình tâm mà suy nghĩ thì những thứ đó thật chẳng là gì cả, chỉ vì chúng ta quá chú ý đến những việc nhỏ nảy rồi phóng đại nó lên và làm cho nó trở nên quan trọng, như vậy thì đương nhiên là tăng thêm rất nhiều áp lực.
- Cẩn thận cách nghĩ của bạn, làm thế nào để nó thoát khỏi hiệu ứng của sự phóng đại: do vì bạn quá tập trung vào những chi tiết nhỏ làm cho tâm bạn trở nên rối, bạn cảm thấy hỏng việc, luồng suy nghĩ cứ nối tiếp hết thứ này đến thứ khác, mãi đến lúc bạn trở nên lo âu cho những tình cảnh không thể tưởng được. Thì lập tức nên dừng lại, đề phòng khi họa chưa tới, đồng thời xem xét lại tinh thần của bạn đừng để bị lừa bịp bởi những đợt thoái triều của tinh thần, nhìn người và sự vật hoàn toàn là tiêu cực. Như vậy những áp lực nho nhỏ trong nháy mắt đã trở nên áp lực rất lớn.
- Luyện tập buông lỏng hít thở đến mười: lúc bạn cảm thấy bực tức thì hãy chậm chậm hít sâu một hơi, đồng thời lớn tiếng đếm 1, sau đó buông lỏng toàn thân đếm 2, và cứ như thế cho đến 10. lúc bạn đếm xong thì những buồn giận cũng theo đó mà tan biến hết. Phương pháp này sẽ giúp bạn chuyển những việc lớn thành nhỏ và áp lực sẽ biếm mất một cách vô hình.
- Bạn sẽ biến thành hình dáng bạn thường luyện tập nhất: nếu như chúng ta thường sống trong những biểu hiện của lo âu bất an, sân giận, thù oán… cuộc sống của chúng ta có khả năng phản ứng ra kết quả của những luyện tập này, đó là ý nghĩa của câu“tướng do tâm sanh” vậy. Ngược lại hằng ngày chúng ta luyện tập kiên nhẫn, buông thư, hướng thượng, có thái độ lạc quan tích cực …như vậy khi đối diện với những áp lực chúng ta liền lấy kết quả của luyện tập đó để đối phó và hóa giải những áp lực.
Trong cuộc sống của chúng ta có vô vàng những áp lực khác nhau, chúng ta không có khả năng chọn lựa kế thừa loại áp lực nào, nhưng chúng ta có khả năng quyết định dùng phương pháp nào để đối diện loại trừ những áp lực đó, bạn là người thông minh bạn sẽ biết nên làm như thế nào rồi?
Như Nguyện dịch
http://xinhxinh.com.vn/UserFiles/Image/0-2010/01-2010/16/dm/2010116141440-ap%20luc.jpg

Việc đầu tiên là bạn phải biết nhận ra các dấu hiệu của stress:

Các dấu hiệu của stress bao gồm những bất bình thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội. Cụ thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu, khóc, mất ngủ hoặc là ngủ quên. Ngoài ra, tìm đến rượu, thuốc, hoặc những biểu hiện khó chịu khác cũng là những dấu hiệu của stress. Stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dữ, hoặc sợ hãi.

Nếu bạn cảm thấy stress đang ảnh hưởng đến việc học của mình, điều đầu tiên là tìm đến trợ giúp của một trung tâm tư vấn. Đối phó với stress là khả năng giữ cân bằng khi xảy ra những tình huống, sự kiện đòi hỏi quá sức. Làm thể nào để đối phó với stress?


Quan sát
Hãy xem xung quanh bạn có điều gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình khó khăn. Tìm cách thoát khỏi cảm giác khủng hoang. Nghỉ ngơi, thư giãn, tặng cho bản thân một thời gian nghỉ ngắn mỗi ngày.


Đừng để tâm đến những việc lặt vặt
Việc nào thật sự quan trọng thì làm trước, và gạt những việc linh tinh sang một bên. Thử thay đối cách bạn thường phản ứng nhưng hãy thay đổi từ từ, và có chọn lọc, từng bước một. Tập trung giải quyết một khó khăn nào đó và thử thay đổi cách bạn phản ứng trước khó khăn đó.


Tránh những phản ứng thái quá.
Tại sao lại phải “Ghét” khi mà “Một chút xíu không thích” là ổn rồi?
Tại sao lại phải “lo cuống lên” khi mà “hơi lo một tẹo” là được?
Tại sao phải “Giận sôi người” khi mà “hơi giận môt chút” đã đủ độ?
Tại sao phải “đau khổ tột cùng khi mà bạn chỉ cần “buồn một tẹo”?


Ngủ đủ giờ
Thiếu ngủ càng khiến bạn thêm stress. Không được trổn tránh bằng rượu hay thuốc. Hai thứ này sẽ chẳng giúp được gì bạn mà sẽ làm cho tình trạng stress càng trở nên trầm trọng.


Học cách thư giãn
Xoa bóp và những bài tập thở thư giãn rất hữu dụng để kiếm soát stress. Những thư giãn như vậy giúp xoa bớt ưu phiền khỏi tâm trí của bạn.


Đặt những mục tiêu cụ thể cho bản thân
Cắt bớt khối lượng công việc và điều này có thế giúp bạn tránh được việc suốt ngày phải lo nghĩ quá nhiều. Không nên làm cho bản thân mình “ngập đầu ngập cổ” bằng việc gánh nhận quá nhiều công việc cùng một lúc.


Thay đổi cách nhìn mọi việc
Học cách nhận định rằng bạn đang bị stress. Tự điều chỉnh trạng thái của mình.
Hãy làm điều gì đó cho những người khác để giúp đầu óc bạn nghỉ ngơi một lát, không phải nghĩ liên tục về những phiền muộn của mình.

Chữa stress bằng hoạt động thể chất như đi bộ, học đánh tennis hay thử làm vườn


Chiến lược “da dầy”
Điều mấu chốt của stress là “Chẳng qua, tôi tự phiền muộn chính bản thân mình”


Dĩ độc trị độc
Nếu bạn không tránh được stress, không thoát hẳn được stress thì sử dụng stress theo một hướng tích cực.


Luôn nghĩ theo hướng tích cực
Hãy tự hỏi bạn sẽ đối phó như thế nào với stress, thay vì luôn dằn vặt mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ như thế nào. “Stress làm tăng trí nhớ, khi stress trong thời gian ngắn và không quá nghiêm trọng. Stress khiến cơ thể sản sinh ra nhiều glucose lên não, tạo thêm nhiều năng lượng cho các nơ-ron. Điều này giúp sự phát triển trí nhớ và phục hồi trí nhớ. Mặt khác, nếu stress kéo dài thì nó lại có thể cản trở việc vận chuyển glucose và từ đó làm giảm trí nhớ”- theo “Mọi chuyện cứ rối tung cả lên” của nhà xuất bản St. Paul Pioneer Press Dispatch, trang 8B, thứ 2 ngày 30 tháng 11 năm 1998.

Và điều quan trọng nhất là nếu cơn stress của bạn vượt quá mức chịu đựng và khiến bạn không thể làm được các việc khác, học tập, lao động.., thì hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý và bác sỹ.

Được dịch sang Tiếng Việt bởi Nguyễn Thanh Hương, sinh viên trường Lafayette College, Pennsylvania, Hoa Kỳ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét