16 thg 12, 2012

CHÌA KHÓA CỦA BẠN Ở ĐÂU RỒI

http://www.dandugo.com/graphix/success-key.jpg

Tác giả chuyên mục nổi tiếng Sydney Harries * và một người bạn dừng chân mua báo ở một quầy bán báo, người bạn mua xong rất lịch sự nói lời “cám ơn” nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền một tiếng cũng không mở miệng.

Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước, Sydney Harries hỏi: “Ông chủ đó thái độ kỳ quái quá phải không”?

Anh bạn nói, “Cứ mỗi buổi tối là anh ta đều như vậy cả”.
Sydney Harries lại hỏi tiếp, “Như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ”?
Người bạn trả lời: “Tại sao tôi để ông ta quyết định hành vi của tôi chứ”?
Một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Trong tâm của mỗi người đều có “chìa khóa của niềm vui”, nhưng chúng ta lại không biết nắm giữ mà đem giao cho người khác quản lí.
Một người phụ nữ thường than phiền trách móc, “tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!”, cô ta đã đem chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.
Một người mẹ khác thì nói, “con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!”, bà đã trao chìa khóa vui của mình vào tay con trai.
Một vị trung niên của một công ty thở dài nói “ công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút,...!” anh ta lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.
Bà cụ kia than thở, “con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!”.
Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên, “thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét, ...”
Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác khống chế tâm tình của mình. Lúc chúng ta cho phép ngừơi khác điều khiển và khống chế tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, đối với tình huống hiện tại không có phương pháp nào khác nên trách móc và căm giận trở thành chọn lựa duy nhất của chúng ta.
Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền tải một yêu cầu là “tôi khổ như vậy là do anh/ chị/con ...và anh/ chị/con... phải chịu trách nhiệm về nổi khổ này”! Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui. Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như thế làm người khác không muốn tiếp cận, nhưng nhìn mà thấy sợ.
Nhưng, một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình không đỗ lổi cho người khác; biết làm chủ cảm xúc và biết tạo cũng như giữ được niềm vui cho chính mình ,như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày người đó sẽ thảnh thơi vui vẻ không bị áp lực từ người khác.
Chìa khóa của bạn ở đâu rồi? Đang nằm trong tay người khác phải không? Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!!! Chúc mọi người đều giữ được niềm vui.

*
Sydney J. Harris (14 September 1917– 8 December 1986) was an Americanjournalist for the Chicago Daily News and later the Chicago Sun-Times. His column, “Strictly Personal,” was syndicated in many newspapers throughout the United States and Canada.He was born in London but grew up in Chicago, where he spent the rest of his life. He attended high school with Saul Bellow, who was his lifelong friend.
He became a member of the editorial staff of the Chicago Daily News in 1941 and began his column in 1944. His work landed him on the master list of Nixon political opponents.
He was also a drama critic, teacher, and lecturer, and he received numerous honorary doctorates during his career. In 1980–1982 he was the Visiting Scholar at Lenoir-Rhyne College in North Carolina. For many years he was a member of the Usage Panel of the American Heritage Dictionary. Harris was married twice and he fathered five children.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét